7 dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không nên bỏ qua

21/05/2015 10:42:39

Táo bón, tiểu són hay đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh. Vì vậy, bạn hãy điều trị tận gốc những vấn đề này để bảo vệ sức khỏe.

Táo bón, tiểu són hay đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh. Vì vậy, bạn hãy điều trị tận gốc những vấn đề này để bảo vệ sức khỏe.

Theo Daily Mail, trung bình, mỗi người tiết ra khoảng 1 lít mồ hôi một ngày. Nhưng ở người mắc chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), con số này có thể nhiều gấp 10 lần, tập trung chủ yếu tại các vùng cơ thể như nách, lòng bàn tay, bàn chân.

Nguyên nhân của chứng tăng tiết mồ hôi có thể là rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc sử dụng thuốc không đúng khiến hormone rối loạn. Để điều trị dứt điểm, bạn cần đi khám để tìm ra nguyên nhân của nó.

2. Đau quặn ruột

Nguyên nhân của chứng đau quặn ruột có thể do rối loạn tiêu hóa khiến chất thải di chuyển không đúng trong đường ruột gây co thắt hoặc rạn nứt. Bệnh trĩ, táo bón khiến các vết rạn nứt trong đường tiêu hóa trầm trọng hơn, có thể phát triển thành ung thư ruột.
 

Việc điều trị các chứng bệnh này có vai trò quyết định trong việc xử lý chứng đau quặn ruột. Chế độ ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể bệnh táo bón. Các chuyên gia khuyên bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ bôi hay đặt trực tiếp theo hướng dẫn của bác sĩ để trị bệnh nhanh hơn.

3. Nhũ hoa bất thường

Vùng da quanh núm vú thay đổi bất thường, rò dịch có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản của phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, chúng là dấu hiệu của chứng loãng xương.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sử dụng thuốc không đúng cách, căng thẳng, các vấn đề về tuyến giáp và thận. Bên cạnh đó, những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể gặp hiện tượng này.

4. Vùng kín có mùi hôi

Môi trường ẩm ướt ở vùng kín có thể khiến vi khuẩn phát triển quá mức dẫn đến mùi khó chịu. Đây là một trong những dấu hiệu của bênh viêm âm đạo, thường gặp ở phụ nữ trong đột tuổi sinh nở.

Viêm âm đạo có thể dẫn tới các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm vùng xương chậu. Nó không để lại di chứng nghiêm trọng nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai nhiễm nấm men có nguy cơ sinh sớm hơn dự kiến.

5. Đầy hơi

Mọi người thường nghĩ đầy hơi, tức bụng sinh ra do thực phẩm, đồ uống và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Nếu hiện tượng này đi kèm các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu nhiều đây có thể là biểu hiện của bệnh u xơ tử cung. Khối u lành đang phát triển trong hoặc xung quanh tử cung.

Đây là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến 40% phụ nữ và không có hại. U xơ tử cung có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy thể trạng của bệnh nhân.

6. Tiểu không tự chủ

Nhiều phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ khi tập thể dục (nhất là khi chạy, nhảy), hắt hơi, nấc hay khi cười lớn. Nguyên nhân là các hoạt động trên gây áp lực với ổ bụng khiến bàng quang hoạt động quá mức. Ngoài ra, bệnh lý này có thể do việc sử dụng thuốc không đúng, vùng cơ chậu yếu, nhiễm trùng nước tiểu…

Để tìm ra nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ kiểm tra nước tiểu và hướng dẫn cách điều trị thích hợp với từng đối tượng.

7. Lãnh cảm

Nguyên nhân chứng lãnh cảm có thể do thể chất, tâm lý, môi trường xã hội hoặc sự thay đổi nội tiết tố. Trong đó, trầm cảm là nguyên nhân phổ biến nhất. Chúng bệnh này ảnh hưởng đến hoạt động của chất gây ham muốn tình dục serotonin. Biểu hiện của bệnh bao gồm khó ngủ, đau nhức, cảm giác buồn bã, vô vọng.

Bệnh có thể điều trị bằng phương pháp tâm lý, trò chuyện và tăng vận động… Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc chống trầm cảm để cải thiện tình hình.
 
Theo Thu Hoài (Zing.vn)

Nổi bật