Dưới đây là danh sách những người không nên ăn xôi buổi sáng:
Người bị béo phì không nên ăn xôi buổi sáng. Ảnh minh họa. |
Với những người đã mắc chứng béo phì hoặc đang muốn giảm cân thì nên tránh món xôi nếp càng không nên ăn xôi buổi sáng thay cơm. Bởi tinh bột trong xôi dồi dào, ăn nhiều sẽ bị tăng cân nhanh chóng.
Người bị đau dạ dày
Với những người mắc chứng dạ dày cũng không nên ăn xôi vào buổi sáng, đặc biệt là xôi đỗ xanh. Thực tế, xôi đỗ xanh hay xôi nếp không là lành tính, nhưng với những người bị đau dạ dày khi ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ ợ chua, trào ngược dạ dày-thực phản, trướng bụng… Các gia vị hành, tỏi, tiêu… ăn kèm xôi sẽ khiến bệnh dạ dày tăng nặng.
Người bị nóng trong
Với những người hay bị nóng bụng, nổi mụn trứng cá, đái lắt cũng không nên ăn xôi buổi sáng. Vì cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng sinh mụn và nóng trong người.
Người mới mổ phẫu thuật
Với những người mới mổ phẫu thuật cũng tuyệt đối không ăn xôi nếp. Gạo nếp nóng, dẻo dễ gây mưng mủ, sưng cho vết mổ.
Người bị nóng trong, dị ứng, mề đay cũng không nên ăn xôi buổi sang. |
Những người bị mề đay, mẩn ngứa kinh niên, hay dị ứng thời tiết cũng không nên ăn xôi buổi sáng. Bạn ăn vào sẽ khiến tình hình nặng nề hơn.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế với món xôi sáng. Tuy xôi nếp có tác dụng trị các chứng hư lao, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai, chống lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén, nhưng xôi nếp vị ngọt, tính ấm, dẻo vào tỳ, vị và phế sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, nóng trong rất khó chịu với thai phụ, ăn quá nhiều xôi nếp còn có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Vì vậy các bà bầu cần hạn chế ăn xôi buổi sáng, càng không nên dùng xôi nếp làm đồ ăn sáng.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, không nên ăn xôi được bọc trực tiếp vào giấy báo. Nguyên nhân vì giấy báo có mực in chứa nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp, đặc biệt là mực in giấy báo có thành phần chì rất nặng và gây nguy hiểm cho người ăn phải.
Mực in báo còn có nhiều nguyên tố gây hại như: ethanol, isopropanol, toluen,…đặc biệt là PCBs ( Polychlorinated Biphenyls). Tuy giấy báo khô đã bớt khả năng gây hại, nhưng chì và những độc tố, kim loại nặng có hại kia nếu con người hít phải, ăn phải sẽ nguy hiểm. Ở nhiệt độ cao, chì càng phát tác độc và nguy hiểm hơn ở mức bình thường. Trong khi giấy báo bọc xôi rất phổ biến, và nguy cơ nhiễm độc chì nếu ăn xôi bọc giấy báo là rất cao.
Bên cạnh đó nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo rất cao, bởi giấy báo từ khi ra lò, tới sạp bán, qua tay người đọc, rồi các bà đồng nát thu mua đổ về vựa phế liệu, mới tới tay các chủ hàng bán xôi… nên sẽ có rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn tấn công sức khỏe con người.