Để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh ung thư thì điều dễ dàng nhất có thể làm là chỉ cần thêm các thực phẩm chế độ ăn hàng ngày.
Do đó, để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh thì phòng ngừa vẫn là điều quan trọng nhất. Bạn có thể làm điều đó dễ dàng bằng việc chỉ cần thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày.
1. Tiêu lốp (tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim)
Các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra tiêu lốp có chứa một loại hóa chất tên là piperlongumine (PL) có khả năng chống ung thư. Chất này có thể chống lại nhiều bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, vú, phổi, ruột kết, ung thư hạch, bệnh bạch cầu, não nguyên phát, dạ dày...
Tiêu lốp thường được sử dụng ở Ấn Độ như một loại gia vị, có khả năng giúp tái tạo tế bào, nội tạng, gien. Ở Việt Nam, loại gia vị này được biết đến với các tên gọi tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim...
2. Táo
Táo chứa quercetin, epicatechin, anthocyanins và triterpenoids có tính kháng sưng viêm, chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Vỏ táo là phần bổ dưỡng nhất vì chứa đến 80% quercetin. Táo còn có thể kháng ung thư phổi, vú, dạ dày.
3. Việt quất
Việt quất có tính chống oxy hóa mạnh vì chứa các chất phytochemical và flavonoids như anthocyanins, acid ellagic và urolithin. Chúng có khả năng làm giảm tổn hại ADN do các gốc tự do gây ung thư, đồng thời làm giảm sự phát triển, kích thích tự diệt của các tế bào ung thư miệng, vú, ruột kết.
4. Bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, súp lơ
Chất glucosinolates trong các loại rau này chuyển thành isothiocyanates và indoles khi ăn vào, làm giảm sưng viêm dẫn tới ung thư. Beta-carotene trong những thực phẩm này còn giúp các tế bào liên lạc, kiểm soát tế bào phát triển bình thường.
5. Quả anh đào
Anh đào ngọt hay chua đều chứa chất xơ, vitamin C, kali. Chất anthocyanins tạo màu đỏ có tính chống oxy hóa.
6. Nam việt quất
Giàu chất xơ và vitamin C, anthocyanins, proanthocyanidins, ursolic acid, benzoic acid và hydroxycinnamic acid có tính chống oxy hóa. Proanthocyanidins và ursolic acid làm giảm sự phát triển, trừ diệt các tế bào trong một vài loại ung thư.
7. Bưởi
Bưởi chứa naringenin và các chất flavonoids như limonin, limonoids, beta-carotene và lycopene giúp giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.
8. Trà xanh
Cả trà xanh lẫn trà đen đều chứa nhiều chất có lợi như polyphenols và flavonoids chống oxy hóa.
Catechins trong trà có khả năng chống ung thư mạnh, trà xanh chứa nhiều chatechins gấp ba lần trà đen. Trà xanh có khả năng làm chậm hoặc hoàn toàn ngăn chặn ung thư phát triển ở ruột già, gan, vú và tuyến tiền liệt, phổi, da, hệ tiêu hóa.
9. Bí ngô
Chứa alpha và beta carotene chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Chất tạo màu vàng lutein, zeaxanthin giúp thanh lọc tia cực tím mạnh làm hại mắt, võng mạc.
Nghiên cứu cho thấy ăn bí ngô thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư da.
10. Quả óc chó
Những chất có tác dụng kháng ung thư trong quả óc chó là elligtannins, gamma-tocopherol, alpha-linolenic acid, phytosterols và melatonin.
Nghiên cứu cho thấy ăn thường xuyên loại hạt này giúp phòng ung thư vú, ruột, tuyến tiền liệt, ngoài ra còn giảm tổn hại ADN nói chung.
Theo Lan Thảo (Pháp Luật TPHCM)