Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa

03/04/2017 09:43:00

Nhìn những đứa trẻ tự kỷ kéo co trong khó nhọc hay cảnh phụ huynh phải để chiếc điện thoại trên đường đua để “dụ” con mình bước đến mới thấy hết nỗi lòng và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con.

Nhìn những đứa trẻ tự kỷ kéo co trong khó nhọc hay cảnh phụ huynh phải để chiếc điện thoại trên đường đua để “dụ” con mình bước đến mới thấy hết nỗi lòng và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con.
Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 1.

Cha mẹ dẫn con đến tham dự hội thao.

Ngay từ sáng sớm, nhiều cha mẹ đã nhanh chóng có mặt tại nhà thi đấu của trường đại học Tôn Đức Thắng (Q.7). Trong số này, có những gia đình ở khu vực ngoại thành rất xa, đường sá bất tiện nhưng cũng không ngần ngại cho con đến tham dự ngày hội.
 
Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 2.

Phụ huynh hào hứng đến với ngày hội để chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ tự kỷ.

Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 3.

Ca sĩ Lý Hùng cũng có mặt tại chương trình ý nghĩa này.

Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 4.

Chương trình được tổ chức trong hai ngày 1 và 2-4 nhằm hưởng ứng ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ.

Ôm đứa con trai vào lòng, chị Trang (ngụ quận Bình Tân) nhìn con thúc giục: "Con trai, dạ mẹ đi con. Dạ đi mẹ mới cho ăn bánh". Rồi chị mở cái bánh kẹp ra trước mặt đứa trẻ nhưng cậu bé vẫn trơ trơ. Ngay từ khi con 16 tháng tuổi, người mẹ đã phát hiện bé Lê Nguyễn (3 tuổi) không bình thường, bởi em chậm hơn chị gái rất nhiều. Tuy nhiên khi mang con đi khám, nghe bác sĩ nói con bị tự kỷ, chị không chấp nhận sự thật, bởi nhà chưa từng có ai bị vậy, hơn nữa ngoài chậm ra bé cũng không có triệu chứng gì khác.
 
Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 5.

Tiếp nước trước "giờ G".

Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 6.

Chị Trang ao uớc con sẽ như những đứa trẻ bình thường.

Theo thời gian, đứa trẻ lớn lên nhưng hoạt động vẫn chậm chạp, nên dần dần chị Trang phải chấp nhận sự thật. "Là cha mẹ nên mình chỉ mong con phát triển toàn diện. Mình đến đây trước là để học hỏi kinh nghiệm nuôi con, hai là để xã hội thấy con mình dù chậm nhưng cũng khoẻ mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác" – chị nói.
 
Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 7.

Hội theo là dịp để các em vui chơi cùng nhau, quên đi những ngày phải rèn luyện ở trường chuyên biệt.

Nhìn con trai Đỗ Minh Quân (9 tuổi) say sưa với những con thú nhún tại khu vực vui chơi, chị Phạm Hồng Yến (quận 11) cười tươi. 7 năm kể từ ngày biết con mắc chứng tự kỷ, chị vẫn thương yêu con hết mực, cố gắng tìm cách để cải thiện tình trạng của con. Người mẹ hào hứng chia sẻ: "Nuôi trẻ tự kỷ rất cực, nhiều lúc nó cứ hỏi đi hỏi lại một vấn đề, người ta nghe một, hai lần rồi hiểu, còn nó phải chín, mười lần. Tuy vậy bù qua sớt lại, nó học toán rất giỏi".
 
Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 8.

Tiết mục văn nghệ của một trẻ tự kỷ.

Ngoài ra theo chị Yến, cậu bé Quân còn biết tự chơi đàn dù không có người hướng dẫn, biết tiếng Anh, tiếng Hoa, và đặc biệt học bơi rất nhanh. Tuy vậy, vì mới lần đầu tham gia chương trình, chị vẫn còn ngần ngại cho con tham gia hội thao, chỉ đến để con được vui chơi cùng các bạn đồng cảnh ngộ.
 
Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 9.

Để trẻ đến với cuộc thi, nhiều cha mẹ đã không quản ngại đường sá xa xôi đến đăng ký cho con.

Còn với anh Hoàng, phụ huynh bé Hoàng Sơn (10 tuổi, ngụ Q.2), ngày hay tin con mắc chứng tự kỷ ví như nhát búa giáng thẳng vào đầu. 8 năm trời anh cho con điều trị tại khắp các bệnh viện từ Nam ra Bắc lẫn hàng loạt các trường tự kỷ nổi tiếng. Thậm chí người cha còn mang con sang tận nước Nga xa xôi để mong con nhanh nhẹn, hoạt bát như bao đứa trẻ khác. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi anh là một trong những người đăng ký cho con tham gia chương trình hội thao cho trẻ tự kỷ đầu tiên và liên tục trong suốt hai năm. Thành tích giải nhất môn bơi mà bé Sơn đạt được tại hội thao là niềm an ủi to lớn với người cha tội nghiệp.

Tất cả những lời chia sẻ trên đã chứng tỏ một điều, rằng dẫu con có thế nào thì tình yêu thương của cha mẹ vẫn không bao giờ thay đổi. Trở lại với hội thao, sau phần văn nghệ sôi động đến từ các ca sĩ, nghệ sĩ trên sân khấu, những "thí sinh nhí" đã có mặt tại sân thi đấu để thi hai môn kéo co và nhảy xa.

Một cậu bé người nước ngoài vô tư thi kéo co.
 
Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 11.

Một cô bé được mẹ động viên vì sợ hãi không dám ra sân nhảy xa.

Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 12.

Nhều phụ huynh lo lắng khi nhìn con mình chậm chạp, không chịu nghe lời.

Khi thấy con mình có dấu hiệu hoảng sợ, ngơ ngác, nhiều cha mẹ đã ra tiếp sức cho con. Ngoài động viên, nắm chặt tay, ôm hôn con, các phụ huynh đã có những cách "dụ" trẻ rất sáng tạo như đặt điện thoại trên đường chạy, nhảy mẫu cho con. Không phụ lòng cha mẹ, sau những phút giây lạc lõng ban đầu, những cô cậu bé đã hoàn thành phần thi xuất sắc.

Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 13.

Thậm chí có người lấy điện thoại để dụ con chơi.

Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 14.

Sau những giây phút bỡ ngỡ, nhiều thí sinh đã lấy được sự sự tin.

Xúc động cảnh cha mẹ ôm con tự kỷ đi thi kéo co, nhảy xa - Ảnh 15.

Giây phút vỡ oà trong chiến thắng.

Vượt qua tất cả mọi giải thưởng, hội thao kết thúc trong niềm vui của những bậc phụ huynh khi thấy con mình cũng có thể chạy nhảy, cũng làm được những hoạt động như bao trẻ bình thường. Hơn vậy, ngày hội này cũng khẳng định trẻ tự kỷ chưa bao giờ đơn độc, bởi xung quanh các em vẫn còn gia đình, nhà trường, xã hội ở bên.

Theo Thiên Kim (Trí Thức Trẻ)

Nổi bật