Vì sao các bà mẹ Ấn Độ không phạt con

29/06/2017 08:35:00

Nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà và dạy con bằng cách làm gương tốt.

Nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà và dạy con bằng cách làm gương tốt.

Dạy con về sự tử tế

Trẻ em ở Ấn Độ được dạy phải sống tốt với bất kỳ sinh vật nào kể từ khi sinh ra. Sự kiên nhẫn là điều vô cùng quan trọng. Nó là một đức tính tốt, trong khi việc thể hiện cảm xúc và cáu giận là những tật xấu.

Kiểm soát thông tin trẻ tiếp cận

Cha mẹ thường hạn chế con xem các chương trình nghệ thuật và giáo dục trên tivi. Điều này có thể phần nào bảo vệ các con tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ internet và truyền hình đang rất phát triển hiện nay.

Dạy con về nghi thức đầu tiên

Phụ nữ Ấn Độ đặc biệt chú trọng về các nghi thức khi ngồi trên bàn ăn và họ cũng dạy cho con mình cách cư xử phù hợp. Ở tuổi lên 2, một được trẻ có thể được tha thứ nếu nghịch đồ ăn nhưng tới 10 tuổi, đó là hành vi không được chấp nhận.

Làm gương tốt

Các bậc phụ huynh ở Ấn Độ tin rằng những thói quen của họ sẽ tạo nên tính cách cho các con trong tương lai. Đó là lý do tại sao họ không dạy con bằng những bài lý thuyết suông mà đưa ra ví dụ cụ thể. Người lớn tuổi cũng thường xuyên tham gia vào việc giáo dục con trẻ, vì thế các gia đình Ấn Độ thường có nhiều thế hệ chung sống chung một mái nhà. 

vi-sao-cac-ba-me-an-do-khong-phat-con

Người mẹ có sự gắn bó khăng khít với con.

Kết nối với con

Các bác sĩ ở Ấn Độ khuyên bố mẹ nên ngủ cùng con để có thể hiểu được cảm xúc của nhau và giữ sự bình tĩnh. Nếu một đứa trẻ cảm thấy bất ổn, người mẹ sẽ dang rộng vòng tay ôm con mình ngay lập tức.

Nhà trường chú trọng dạy về sự khoan dung

Giáo dục trong các trường học thường đề cập đến vấn đề tinh thần và lòng khoan dung. Trẻ em được dạy cách nói chuyện và thảo luận với nhau. Chúng tập yoga, luyện trí nhớ và các bài học về nụ cười. Chúng được kích thích khám phá tiềm năng của mình.

Giáo viên Ấn Độ được đòi hỏi phải có lòng khoan dung cao: Họ không thể tỏ ra bất mãn hoặc đòi hỏi bất cứ điều gì mà không tự thực hiện. Các giáo viên thường xuyên họp để đưa ra quy tắc cho hành vi của mình - không phải của trẻ em.

Chiến thắng chính mình

Nhiệm vụ chính của bất kỳ học sinh nào là phải cố gắng tốt hơn chính bản thân mình. Hàng tháng, các thẻ đặc biệt được cấp cho sinh viên thực hiện được mục tiêu. Trẻ em Ấn Độ luôn cố gắng chiến thắng chính mình chứ không phải là một người khác.

Giáo dục dựa trên tinh thần dân tộc

Giáo viên không ngần ngại thể hiện tình yêu của mình với học sinh. Họ có thể ôm một đứa trẻ hay gõ nhẹ vào đầu chúng. Như ở bất kỳ quốc gia nào, giáo dục và các nguyên tắc giáo dục ở Ấn Độ dựa trên tinh thần dân tộc. 


Theo H.Nhi (Ngoisao.net)