Về già, dù muốn bao bọc con cái đến đâu cũng không nên làm 3 điều

09/12/2022 10:34:48

Để hưởng phúc những ngày tháng tuổi già và không trở thành gánh nặng của con cái, bạn nên nói 'không' với 3 điều này.

1. Không giao tài sản cho con cháu quá sớm

Khi đến những tháng cuối cùng của cuộc đời, bạn cần phải học cách để cho bản thân một đường lui. Tài sản của bạn như một pháp khí để an hưởng tuổi già. Người già tuyệt đối không giao tài sản của mình cho con cái khi chưa qua đời. Nếu làm như vậy chẳng khác nào bạn chủ động cho con cái mình một cuộc sống dễ dàng và tự đặt mình vào thế bị động.

Người khôn ngoan sẽ chỉ giao tài sản cho con cái ở thời khắc họ gần đất xa trời nhất. Điều này không chỉ tránh được rủi ro tài sản bị con cái tiêu xài phung phí mà còn giúp bạn đủ khả năng chi trả các khoản dịch vụ hưu trí nếu con cái bất hiếu.

Về già, dù muốn bao bọc con cái đến đâu cũng không nên làm 3 điều

Chỉ khi người già giữ được tài sản trong, con cháu mới kính nể. Đặc biệt trong những gia đình đông con, người già thường nói: "Hãy vì mình là nhất, cứ mãi lo cho con cái rồi chẳng còn xu nào".

Thực tế, trong một số gia đình giàu có, vì muốn được chia tài sản nhiều hơn một số người con bất hiếu tranh nhau chăm sóc bố mẹ để được hưởng lợi. Song thực tế, sâu thẳm bên trong họ chẳng mong muốn báo hiếu phụng dưỡng đến như vậy. Thế nên, nếu muốn có những ngày tháng tuổi già an yên, bạn chỉ nên nắm chắc tài sản của mình để có thể trang trải khi không còn khả năng lao động.

2. Không sống chung cùng con cái để tránh được những mâu thuẫn không thể hoà giải

Sau khi về hưu nhiều người cao tuổi chủ động dọn về sống cùng con cháu. Họ sẵn sàng giúp đỡ, chăm sóc con cháu mong gánh vác bớt áp lực.

Mặc dù ý định là tốt nhưng việc làm này có thể đem đến kết thúc không như ý. Thực tế khoảng cách mới tạo nên cái đẹp. Khi hai thế hệ không chung sống dưới cùng một mái nhà có thể giữ được mối quan hệ hoà thuận. Tuy nhiên, do sự khác nhau về tư tưởng, lối sống, việc sống chung có thể gây ra những mâu thuẫn. Một khi mối quan hệ trở nên tồi tệ, cha mẹ và con cái khó lòng nói chuyện và thể hiện tình cảm.

Về già, dù muốn bao bọc con cái đến đâu cũng không nên làm 3 điều - 1

Để có được tuổi già thanh thản, bạn nên cố gắng không can dự vào vào cuộc sống của con cháu chứ đừng nói là sống chung dưới một mái nhà. Khi một ranh giới vô hình tồn tại, đôi khi lại giúp mối quan hệ duy trì được sự hài hoà.

Thay vì mệt nhọc trong nhà của con cháu sau khi về hưu, chẳng những không được con cái cảm ơn mà bạn có thể bị nghe những lời phàn nàn, trách mắng. Vậy nên để giữ cho tuổi già được an nhàn, bạn chỉ nên ghé nhà con cháu chơi và giúp đỡ chúng khi cần.

3. Không vì con mà vắt kiệt sức lao động tuổi già

Trong cuộc sống hiện nay, một số lượng lớn người già đã về hưu vẫn tiếp tục làm việc. Họ làm việc không mệt mỏi chỉ để kiếm thêm tiền lương để đáp ứng và hỗ trợ con cái.

Cũng có một số bậc cha mẹ sau khi nghỉ hưu không những phải làm thêm những việc vặt mà còn bị khoán hết việc nhà. Thậm chí không chỉ lo cho bản thân, họ còn phải lo cho gia đình của con cái. Cuộc sống sau khi nghỉ hưu mệt mỏi hơn gấp nhiều lần.

Việc vắt kiệt sức lao động của người già sau khi về hưu là vô cùng phi lý. Đối với người già, không phải là kiếm thêm được bao nhiêu tiền để trợ cấp con cái, cũng không phải giúp con làm việc nhà mỗi ngày, điều quan trọng là chăm sóc cơ thể của chính mình thật tốt. Bởi một khi mất đi sức khoẻ, không chỉ bản thân mệt mỏi mà bạn còn trở thành gánh nặng đối với con cái.

Thay vì dành thời gian cho những thứ làm cơ thể suy kiệt, người cao tuổi nên tập thể dục và chăm sóc cơ thể. Vì một khi người già mất sức khoẻ thì dù kiếm được bao nhiêu tiền cũng không đủ chi trả cho việc chữa bệnh

Khi cơ thể của chúng ta ngày càng yếu đi không có nghĩa là chúng ta không thể có được hạnh phúc. Chỉ cần sắp xếp cuộc sống hưu trí có kế hoạch, chúng ta vẫn có được những ngày tháng tuổi già an nhàn.

Theo Đinh Anh (Phụ nữ Việt Nam)