Những người thường xuyên đi máy bay có thể nhận ra rằng tất cả hành khách đều bước vào và ra khỏi bằng cửa bên tay trái khi đứng đối diện với đường băng. Vậy lý do gì khiến cửa trái luôn được lựa chọn, chứ không phải các cánh cửa bên tay phải?
Andrew Stagg, một viên phi công dày dặn kinh nghiệm chuyên chở các chuyến bay thương mại, giải thích về điều này. Lý do đơn giản xuất phát từ những con tàu biển ngày xưa. Các con tàu thường được thiết kế cửa ở vị trí mạn trái và mạn phải.
Mạn phải nằm gần bảng điều khiển tàu. Bánh lái tàu cũng nằm gần vị trí này. Bởi vậy, mạn phải sẽ có cầu thang hoặc lan can để hành khách bước vào và bước ra. Trong khi đó, cửa tàu bên trái thiết kế to hơn cửa bên phải. Sau này, người ta thiết kế máy bay và đường băng cũng dựa theo nguyên tắc quen thuộc đó. Như vậy, cánh cửa bên trái của máy bay được thiết kế lớn hơn để hành khách đi vào và ra.
Một cơ trưởng của hãng hàng không Dreamliner còn cho biết, cánh cửa bên phải máy bay sẽ có kích thước nhỏ hơn cửa bên trái để giữ được độ cứng và cấu trúc máy bay. Cửa càng lớn, người ta càng bọc thêm nhiều cốt thép xung quanh cấu trúc cửa. Bởi vậy, khi hành khách lên xuống bằng cửa trái, phi công dễ dàng quan sát và điều kiển để máy bay cất cánh, hạ cánh an toàn.
Ngoài ra còn lý do khác có thể giải thích khoa học hơn. Ngày nay, các máy bay thương mại được thiết kế theo dạng tiếp nhiên liệu tại sườn phải. Bởi vậy, nhờ việc tách biệt giữa cửa phải và cửa trái giúp các hoạt động trở nên an toàn, tránh trường hợp nguy hiểm không may xảy ra.
Ngược lại, việc chất hành lý lên máy bay sẽ thực hiện ở thân bên phải. Cửa khoang hành lý thường thiết kế rất rộng và chỉ được mang đồ lên ở mạn bên phải.
Nói tóm lại, dù theo lý do nào chăng nữa, mục đích chính của việc di chuyển sang cửa bên trái máy bay đã trở thành chuẩn mực, quy định chung của các hãng hàng không trên toàn thế giới. Cách làm này cũng đảm bảo sự an toàn tối ưu cho hành khách.
Theo HP (Dân Trí)