Bạn có biết ý nghĩa thật sự của mẩu gỗ nhỏ phía cuối đôi đũa dùng một lần? |
Cách dùng sai lầm của nhiều người là tách ngay đôi đũa ra và cho rằng phần gỗ phía đuôi chỉ để trang trí. |
Nhưng thật ra, mẩu gỗ tưởng chừng như vô dụng này mang trong mình chức năng nhiều hơn thế.
Cách dùng đúng là bẻ mẩu gỗ "thừa" ra để làm gác đũa và đôi đũa cũng tự tách làm đôi |
Thiết kế này đặc biệt phổ biến ở những nhà hàng của Nhật Bản. Nếu không có phần gỗ thì sẽ có các vật khác giúp kê đầu đũa lên.Việc kê đũa không những giúp đảm bảo vệ sinh mà còn mang lại cảm giác vệ sinh, lịch sự và gọn gàng hơn trong khi ăn.
Việc kê đũa không những giúp đảm bảo vệ sinh mà còn mang lại cảm giác vệ sinh, lịch sự và gọn gàng hơn. |
Trên thực tế, rất ít người biết công dụng thực sự của mẩu gỗ này. Vì thế, nhiều người vẫn tách ngay đôi đũa ra vì cho rằng phần gỗ phía đuôi chỉ để trang trí.
Nhưng thực ra, khi thấy đôi đũa đang dính vào nhau, bạn đừng vội tách ra. Bạn hãy bẻ phần gỗ ở cuối trước, đặt xuống bàn, sau đó tách đôi đũa ra và kê đầu đũa lên phần gỗ, như vậy sẽ đảm bảo được 2 yếu tố lịch sự và sạch sẽ.
Cũng liên quan đến đôi đũa dùng một lần, nhiều người vẫn không hiểu hết được ý nghĩa của những vòng tròn khắc trên đũa.
Nhiều người không biết công dụng của vòng tròn khắc trên thân đũa |
Nhiều người cho rằng, những vòng tròn này giúp chúng ta phân biệt tình trạng chiếc đũa đó đã được tái chế bao nhiêu lần. Theo cách lý giải này, Đũa gồm 3 loại: Loại không có vòng tròn ở đầu tức là đôi đũa chưa được tái chế lần nào, loại có 2 vòng tròn tức đã được tái chế 2 lần và cuối cùng, loại 3 vòng tròn tức là đũa đã được tái chế 3 lần.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm, khẳng định đó là thông tin vô căn cứ. Theo ông Thịnh, việc khắc vạch vòng tròn trên đũa chỉ là đánh dấu đầu đũa trên hay đầu đũa dưới. Ngoài ra, vòng tròn khắc trên đầu đũa cũng có tác dụng trang trí cho những đôi đũa đẹp hơn.
Trong khi đó, bà Nguyễn Tú Anh, Phó Tổng giám đốc một công ty sản xuất đũa dùng một lần, cũng cho hay: "Đũa dùng một lần có chi phí bán ra trên thị trường khá rẻ. Do đó, nếu chúng tôi làm sản phẩm tái sử dụng lại thì riêng việc thu mua lại sản phẩm đã dùng rồi đem đi tái chế, chi phí tái xử lý sẽ đắt hơn gấp 3 lần chi phí sản xuất một đôi đũa mới".
Theo Hạnh Nguyên (VietNamNet)