Lần đầu tiên vào ngày 16/10 vừa qua, lần thứ hai là tháng 11 này và lần cuối cùng là ngày 14/12 tới.Tuy nhiên, siêu mặt trăng ngày 14/11 là siêu mặt trăng lớn nhất trong 7 thập kỷ qua, kể từ năm 1948. Và ước tính khoảng 18 năm nữa hiện tượng này mới lặp lại.
Siêu mặt trăng sẽ xuất hiện trong ngày 14/11 tới. |
“Trăng tròn vào ngày 14 tháng 11 không chỉ là trăng tròn nhất của năm 2016, mà còn là Trăng tròn gần Trái Đất nhất cho đến nay trong thế kỷ 21. Phải đến ngày 25 tháng 11 năm 2034 hiện tượng này mới lặp lại”, NASA nhận định.
Cụ thể, mặt trăng sẽ đạt cực đại (cách trái đất khoảng 356,509 km) vào ngày 14/11 tới, lúc 13h52’ theo giờ UTC (khoảng 20h52’ theo giờ Việt Nam). Theo ước tính, mặt trăng sẽ lớn hơn bình thường 14%, sáng hơn bình thường 30%. Siêu mặt trăng sẽ tồn tại trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
Với những người đang sống ở miền Đông Bắc Mỹ và châu Âu, thời điểm hoàn hảo nhất để ngắm siêu mặt trăng là tối 13/14 hoặc tối 14/11.
Ở châu Á, mặt trăng sẽ đạt đến cực đại vào 21h52’ ở Hồng Kông và 19h22’ tại Ấn Độ.
Người Việt có thể ngắm siêu mặt trăng lúc 20h52’ ngày 14/11. |
Siêu mặt trăng hay còn gọi là “trăng non cận điểm” hoặc “trăng tròn cận điểm” là một hiện tượng thiên văn xuất hiện lúc trăng mới mọc hoặc trăng tròn trùng khớp với điểm gần trái đất nhất trên quỹ đạo của mặt trăng.
Siêu mặt trăng tháng 11 này gần trái đất nhất trong 70 năm qua. |
Hay nói cách khác, do quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, sẽ có lúc Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (tại điểm cực cận) và ở xa Trái Đất nhất (tại điểm cực viễn). Khi ở điểm cực cận, khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất so với khi ở điểm cực viễn thu hẹp đến 48.280km.
Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng sẽ tạo nên hiện tượng syzygy. Hiện tượng này xảy ra trong lúc Mặt Trăng đang nằm ở điểm cực cận trên quỹ đạo sẽ tạo nên hiện tượng siêu Mặt trăng. Khi đó Mặt Trăng trông to hơn và sáng hơn thông thường nên được gọi là siêu Mặt trăng.
Theo K.Minh (VietNamNet)