Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 rơi vào ngày nào? Mâm cỗ cúng cần có gì?

01/02/2023 08:42:15

Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm. Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế.

Tết Nguyên tiêu - Rằm tháng Giêng 2023 vào ngày nào?

Rằm tháng Giêng (tức ngày 15/1 Âm lịch) còn được dân gian gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Đây được coi là “Tết muộn” vì diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán. Vào dịp này, các gia đình không may có người thân bị ốm hay đi vắng vào đúng dịp năm mới có cơ hội được về đoàn tụ cũng gia đình.

Ngày Rằm tháng Giêng, người Việt thường đi chùa lễ Phật hoặc các đền miếu, di tích lịch sử để cầu bình an, tốt lành cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị mâm cơm cúng, đứng trước bàn thờ tổ tiên nhớ về công đức của các bậc sinh thành, nhớ về nguồn cội.

Từ xa xưa, người Việt luôn quan niệm “Lễ Phật cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Bởi vậy mà từ lâu, trong tâm thức người Việt, ngày Rằm tháng Giêng cũng quan trọng chẳng kém Tết Nguyên đán.

Năm Quý Mão 2023, Rằm tháng Giêng rơi là ngày Giáp Ngọ tháng Giáp Dần, tức ngày Chủ nhật 5/2/2023 Dương lịch.

Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 rơi vào ngày nào? Mâm cỗ cúng cần có gì?
Ảnh minh họa

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần có gì?

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Các món ăn khác như giò, chả, rau xào...cũng được dùng cúng gia tiên vào ngày này. Ngoài ra còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng

- Năm lạng thịt vai luộc

- Một bát canh măng

- Một đĩa xào thập cẩm

- Một đĩa nem

- Một đĩa rau xào

- Một đĩa giò

- Một đĩa xôi gấc

- Một đĩa trái cây

- Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu. Đặc biệt, trong mâm lễ thường có bánh trôi (chè trôi nước), với mong muốn mọi việc quanh năm được tròn trịa, trôi chảy.

Mâm chỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Ngoài cỗ mặn, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

- Trái cây

- Chè xôi

- Các món đậu

- Canh xào không thêm nhiều hương liệu

- Bánh trôi nước

- Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món.

Bài văn khấn Rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 được lưu truyền trong dân gian:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lễ Hoàng thiên Hậu thổ chư vị quan thổ công, thổ địa, thần linh chùa đất, chư vị ngũ phương thần long mạch, chư vị Đẳng thần Tôn thần bản xứ.

Hôm nay ngày..........tháng..........năm..........

Tín chủ con là..........tuổi..........ngụ tại địa điểm..........

Hôm nay ngày lành tháng tốt, thành tâm tu thiết hương hoa, đăng trà, quả thực, phù tửu, lễ mặn, lòng thành, kính dâng bày ra trước án.

Kính xin chư vị thần linh, gia ân soi xét cho con được..........

Tín chủ cung thỉnh Kim liên đương cai thái tuế chí đức tôn thần. Ngài bản canh thành hoàng chư vị đại vương. Ngài định phúc Táo quân, chư vị thần linh địa chúa long mạch, các vị thần linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin: Giáng lâm trước án hiến hưởng, phẩm vật lễ nghi bất túc, ngài chứng giám lòng thành, đại xá cho gia đình chúng con được phép..........

Âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm, độ cho chúng con được may mắn thuận lợi, vô hạn vô ách chủ, (thợ được bình an vô sự) cửa nhà được thành công tốt đẹp, gia đình an lạc, hạnh phúc, con cháu hiền hòa, hiếu thảo, lộc tài vượng tiến, công danh thành đạt.

Dãi tấm lòng thành chứng minh chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

NT (Nguoiduatin.vn)