Các cô gái Thổ Gia buộc phải khóc trong hôn lễ của mình. |
Những cô gái Thổ Gia dùng tiếng khóc để "chào mừng" ngày trọng đại của đời mình. Cô dâu sẽ bắt đầu khóc lóc cả tháng trước hôn lễ, có những người thậm chí còn khóc từ trước đó vài tháng. Tuy không có quy định cụ thể về số ngày phải khóc, thế nhưng không có cô dâu nào được phép khóc ít hơn 3 ngày và thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút.
"Khóc gả" được coi là một nghệ thuật truyền thống của người Thổ Gia. Các cô gái của dân tộc này bắt đầu được học "khóc gả" ngay từ khi mới 12-13 tuổi. Trong mắt họ, những cô gái được gả về nhà chồng khóc càng to, càng não nề thì càng được nhà chồng đánh giá cao. Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của cô gái.
Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của cô gái. |
Phong tục này được cho là đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc (475-221 trước CN). Tương truyền, khi xưa công chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên làm Hoàng hậu, lúc tiễn con gái về nhà chồng, mẹ của công chúa đã quỳ xuống khóc lóc dưới chân cô và dặn dò hãy trở về nhà càng sớm càng tốt. Người ta tin rằng câu chuyện này chính là khởi nguồn của "khúc khóc gả".
"Khóc gả" đã tồn tại hàng trăm về trước ở nhiều vùng phía Tây Nam Trung Quốc và thịnh hành cho tới tận khi triều đại nhà Thanh sụp đổ (1644-1911).
|
Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng. |
Thông thường, trước khi cưới 1 tháng, cô dâu sẽ phải ngồi khóc liên tục 60 phút mỗi ngày trong một căn phòng lớn. Tới 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình. Và trong 10 ngày cuối cùng của công cuộc "khóc gả", tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu. Cô dâu phải khóc thật nức nở trong ngày cưới thì cuộc hôn nhân mới được may mắn và suôn sẻ. Thậm chí, các cô dâu sẽ phải trải qua một cuộc hôn nhân bất hạnh chỉ vì khóc... không đạt.
Trước hôn lễ 10 ngày, tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu. |
Bên cạnh đó, rất nhiều người lại cho rằng, các cô gái khi xưa bị gả về nhà chồng do "bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy", họ không có quyền lên tiếng hay tự quyết định cuộc đời của mình, vì vậy đã dùng tiếng khóc ai oán để thể hiện nỗi lòng và sự bất mãn với xã hội.
Cô dâu phải khóc thật nức nở trong ngày cưới thì cuộc hôn nhân mới được may mắn và suôn sẻ. |
|
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi "khóc gả" như một thủ tục buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ. |