Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Trưởng khoa Tích cực và Chống độc – Bệnh viện Nhi đồng 1) kể, khoảng 11 giờ 30 ngày 29/10, phòng cấp cứu nhận được bệnh nhân Huỳnh Đỗ Hoàng Ph (9,5 tháng tuổi). Lúc này, cháu đã tím tái, hôn mê, phải bóp bóng giúp thở.
Cháu Ph đã được cứu sống |
Người mẹ cho hay, cứ nghĩ con còn nhỏ, chưa biết đi nên sẽ không vào nhà vệ sinh. Chị không ngờ, con không chỉ có thể bò vào tận đây mà còn nghịch nước trong xô và ngã chúi vào nước.
Thời gian “vàng” để cứu sống trẻ đuối nước là dưới 4 phút. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người mẹ tìm kiếm con trong vòng khoảng 10 phút. Bác sĩ hội chẩn khả năng cứu sống của cháu rất mong manh. Nếu cứu được thì cháu cũng sẽ bị phù não.
Mặc dù vậy, với sự tận tụy của mình, ekip không chỉ cứu sống cháu Ph mà quá trình hồi sức cũng có dấu hiệu tích cực. Sau hơn một tuần điều trị, cháu dần được cai máy thở, biết đòi mẹ, biết khóc… Nhưng trong phổi của cháu vẫn còn nhiều vi khuẩn nên được tiếp tục điều trị bằng khán sinh, thuốc hạ can xi máu, chống co giật và điều chỉnh vấn đề hạ đường huyết vì không ăn được…
Mặc dù đã qua cơn nguy kịch nhưng bác sĩ khẳng định, Ph vẫn cần được theo dõi theo quý. Khi được xuất viện, nếu phát hiện cháu có điều gì bất thường phải được đưa đến bệnh viện gấp.
Bác sĩ Tiến cũng cho hay, thỉnh thoảng vẫn nhận được các ca cấp cứu là cháu bé bị ngạt nước trong nhà vệ sinh, bồn cầu, hố công trình... Hầu hết nguyên nhân đều do sự bất cẩn của các bậc phụ huynh. Vào năm ngoái, có một trường hợp nhập viện vì ngã vào hòn non bộ. Rất may, gia đình phát hiện kịp thời và cứu được mạng sống. Trong khi đó, vào hè vừa rồi, có một cháu được nhập viện vì đuối nước tại hồ bơi nhưng không qua khỏi.
“Bất kể vật dụng gì trong nhà cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các bé, nên phụ huynh phải vô cùng cẩn thận. Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, phụ huynh phải sơ cứu bằng cách ấn ngực để kích thích tim hoạt động trở lại. Ngoài ra, người lớn cũng nên thổi ngạt cho cháu. Đặc biệt, trong trường hợp này không được sơ cứu bằng cách ấn ở bụng.
Suýt chết vì đinh ốc vít
Bác sĩ Phạm Trung Dũng (Trưởng phòng Nội soi, khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi Đồng 1) kể, vào ngày 30/11, ông bất ngờ khi nội sôi thấy một cây ốc vít đâm sâu trong đường tiêu hóa của cháu Phạm Tiến Th (18 tháng tuổi). Khi được hỏi, cha mẹ của cháu cho biết: “Đây là lỗi bất cẩn của chúng tôi”.
Phim Xquang ốc vít trong bụng cháu Th |
Lúc này, anh nhớ lại hai cây đinh ốc vít nên tìm kiếm. Anh chỉ phát hiện được một cây rơi giữa đất còn một cây “mất tích”. Nghi ngờ con trai đã nuốt đinh ốc vít, gia đình liền đưa cháu đến trạm y tế. Sau đó, cháu được chuyển viện lên bệnh viện Nhi Đồng 1.
Điều đáng nói, cháu Th ở Cà Mau, phải đi xe lên TP HCM. Trong suốt 18 tiếng đồng hồ, cháu cứ khóc và nôn.
Sau khi khám, chụp Xquang, cháu được mổ bằng nội soi. Dị vật được lấy ra là đinh vít bằng nhôm dài 4,5 cm. Rất may, đinh ốc vít còn mới, nếu cũ thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao.