Trước lúc cúng giao thừa
Từ xưa đến nay, việc cúng lễ quan trọng ở việc người cúng phải thành tâm, chứ không phải cứ thật thịnh soạn là đã đủ. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn được phép sơ sài, thiếu quan tâm đến mâm cỗ cúng nhà mình.
Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có những món đồ cũng khác nhau, nhưng trên cơ bản sẽ bao gồm hương, đèn, nước sạch, hoa quả tươi, bánh kẹo, mứt tết và các đồ cúng mặn như xôi, bánh trưng, thịt gà… Khi sắp xếp mâm cúng cần lưu ý là bánh kẹo và hoa quả cần phải được sắp lên bàn thờ chính, còn cỗ mặn sắp ở phía dưới.
Kiêng kị trong lúc cúng Giao thừa
Theo quạn niệm của người xưa, trước khi mời linh hồn tổ tiên về thì các thành viên trong gia đình phải đầy đủ, đồ cúng phải chu toàn. Nếu không thì mang ý nghĩ không tốt, dẫn đến gia đình không đoàn viên, tiền tài không dồi dào.
Trong đêm Giao thừa, tuyệt đối không tranh cãi ầm ĩ nếu không chính là thể hiện sự không tôn kính tổ tiên. Không được đem trà uống thừa đổ trên mặt đất để tránh lẫn lộn với vẩy nước.
Không làm rơi vỡ đồ dùng gia đình
Gương, chén, dĩa, ly, tách… là những vật dụng rất dễ vỡ. Người xưa vẫn luôn quan niệm rằng, nếu làm rơi vỡ đồ vào năm mới sẽ không đem lại điềm cát lành bởi những từ như “vỡ, bể” là “điềm xấu” tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình.
Không nói những điều xui rủi
Đêm Giao thừa không nên nói những điều không may mắn, luôn nói những điều hòa nhã, nhẹ nhàng, để cầu mong những điều may mắn hơn, an lành trong năm mới.
Bên cạnh những kiêng kỵ trên, nhiều người quan niệm rằng trước khi cúng giao thừa, gia đình phải đông đủ, phải có đủ thành viên trong gia đình để tỏ lòng mong muốn gia đình sum họp, hạnh phúc trong năm mới nếu không sẽ gặp nhiều điều không tốt.
- Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Nguyễn Giang (Công lý & Xã hội)