1. Hãy tận dụng bất cứ lúc nào có thể để dạy trẻ, bằng những trò chơi đơn giản là so sánh giá và chất lượng tại các cửa hàng, siêu thị. Cho trẻ so sánh giá và mẫu mã của 2 nhãn hàng với cùng một mặt hàng được bày bán. Bạn có thể áp dụng trò chơi này ngay cả trên các trang bán hàng online.
2. Các bài học nên được chia theo độ tuổi thích hợp:
3-5 tuổi: Chuẩn bị những chiếc lọ đựng tiền nhỏ, giúp trẻ làm quen với số đếm, nhận biết màu sắc của các tờ tiền theo mệnh giá. Cùng trẻ đặt ra các mục tiêu đơn giản và thân thuộc với sở thích, những chủ đề trẻ quan tâm. Dạy trẻ cách đếm những khoản tiền mà trẻ cho vào lọ để trẻ biết được con số mục tiêu đã sắp đạt được hay chưa, đây cũng là một cách để trẻ nâng cao ý thức và cảm thấy hào hứng với “bài học đặc biệt”.
6-10 tuổi: Ở độ tuổi này trẻ có thể có một chút tiền để mua sắm những món ăn vặt nhỏ như bim bim, kẹo, sữa chua... Bạn hãy bắt đầu dạy trẻ cách so sánh các mặt hàng và đưa ra quyết định phù hợp khi chọn mua một món đồ.
11-13 tuổi: Áp dụng những phép tính trẻ được học ở trường để trẻ làm quen với các khái niệm như tiết kiệm, tiền lời thay vì bài học tiêu tiền ở độ tuổi nhỏ hơn. Các công thức đơn giản đi kèm với việc chia nhỏ các mục tiêu trẻ cần phần đấu đối với những chiếc chai đựng tiền cuả trẻ.
14-18 tuổi: Lứa tuổi này trẻ dần có nhận thức về các khoản tài chính lớn như chi phí đi học, đi lại.. Định hướng cho trẻ cách kiếm tiền bằng cách làm việc vặt trong nhà giúp bố mẹ như quét nhà, rửa bát, trông em, … Xa hơn nữa, Bạn cũng có thể giới thiệu với trẻ về việc sử dụng các công cụ tiết kiệm tại ngân hàng.
3. Dạy trẻ sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Giúp trẻ hiểu rằng trẻ không nhất thiết phải mua tất cả mọi thứ trẻ muốn chỉ bởi vì trẻ đang có một khoản tiền.
4. Giúp trẻ đặt ra các mục tiêu để thực hiện.
5. Cung cấp cho trẻ một khoản trợ cấp ban đầu với những mệnh giá nhỏ để trẻ có thể dễ dàng phân chia vào các lọ đựng tiền theo mục đích đã đề ra.
6. Để trẻ tự đưa ra quyết định đối với các khoản chi nhỏ dù có thể chưa đúng, đây là các tốt nhất để trẻ tích luỹ kinh nghiệm.
7. Với mỗi khoản tiền được sử dụng, bạn hãy hướng dẫn trẻ ghi lại trong những mảnh giấy và đặt lại trong lọ để thay thế số tiền đã được tiêu, đó sẽ là một bài học tuyệt vời về việc ra quyết định đối với nhu cầu và mong muốn.
8. Khi trẻ đã đủ lớn và nhận thức rõ ràng, sẽ là lúc bạn nên nói chuyện về các loại thẻ, lãi suất, chi phí và đưa ra những lời khuyên cho trẻ
9. Trong những buổi thảo luận về tài chính của gia đình, bạn hãy cho trẻ thảo luận và tham gia vào một số quyết định chi tiêu, đóng góp phù hợp.
Theo Bana Houz (aFamily.vn/Trí Thức Trẻ)