Muốn cả đời an yên, hạnh phúc bạn nhất định phải hiểu được đạo lý này

23/10/2018 08:37:00

Hãy nhớ rằng tâm hồn mỗi người là một chiếc bình rỗng, bạn đổ vào thứ gì thì bạn sẽ trở thành người như vậy. Nếu bạn đổ vào sự tham lam thì bạn sẽ trở thành một người ích kỉ.

Con người như một chiếc bình rỗng

Có một chiếc bình rỗng, bạn đổ nước vào đó, bên trong sẽ ngập tràn nước, bạn đổ rác vào đó, bên trong dĩ nhiên sẽ là rác. Con người thì sao? Con người chính là một chiếc bình rỗng, bạn đổ gì vào trong bình, bạn đạt được chính là cái đó.

Tâm hồn bạn được "đổ đầy" bằng lương thiện, khoan dung, chân thành, biết ơn, cuộc đời này của bạn sẽ ngập tràn ánh sáng. Cho dù gặp phải bất cứ mâu thuẫn, khó khăn nào, việc đầu tiên bạn làm đó chính là nhìn lại chính mình, lấp đầy những nơi còn thiếu xót. Lỗi lầm của người khác cũng sẽ chẳng có thể đọng lại trong tâm hồn bạn.

Tâm hồn bạn được đổ đầy bằng "người khác", bạn làm việc gì cũng sẽ luôn để ý xem người khác có cảm nhận ra sao, việc gì cũng suy tính giúp người khác, luôn muốn người ta cảm thấy ấm áp. Bạn quan tâm người khác, người ta cũng sẽ nghĩ về bạn, sau cùng, điều bạn nhận được có khi còn nhiều hơn những gì bạn đã bỏ ra.

Muốn cả đời an yên, hạnh phúc bạn nhất định phải hiểu được đạo lý này

Tâm hồn bạn được đổ đầy bằng "thế giới", tất cả những thị phi, tranh đấu, công danh lợi ích, vinh quang nhục nhã... của thế giới này đều sẽ không thể che mờ đôi mắt của bạn. Bạn có thể nhàn nhã nhìn ngắm cuộc đời, cảm nhận và thể nghiệm được những điều tốt đẹp của cuộc sống. 

Ngược lại, nếu tâm hồn bạn được đổ đầy bằng những hạt giống của thù hận, nó sẽ bám chặt trong cuộc đời bạn, sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết quả, đến cuối cùng, con người hận thì sẽ bị chính bản thân thù hận, kẻ bị tổn thương đầu tiên không ai khác chính là bản thân mình.

Tâm hồn được đổ đầy bằng "đố kỵ, tính toán, tham lam",  bạn sẽ chẳng thể nào leo lên được hố sâu của lợi ích, tự khóa mình trong cái bóng của cá nhân, bạn bè sẽ ngày càng rời xa để cuối cùng bạn sẽ chỉ còn một mình.

Vận mệnh của bạn không được quyết định bởi dung mạo hay tiền tài mà đó là những gì được đổ đầy trong tâm hồn. Tâm hồn bạn tốt đẹp, cuộc sống chắn chắn sẽ rực rỡ sắc màu.

Tương lai của đời bạn, dù nói chẳng đoán trước được nhưng thực chất nó chính ở ngay trước mắt bạn, chính là ở trong những sự lựa chọn của bạn, chính ở ngay trong trái tim của bạn. Tất cả mọi việc đều xuất phát từ trái tim, tâm định là duyên, tâm bất định đó là nghiệp.

Muốn cả đời an yên, hạnh phúc bạn nhất định phải hiểu được đạo lý này - 1

4 phẩm chất cần có để sống an yên

1. Biết nhận sai

Cổ nhân nói: “Ngẩng đầu giải thích không bằng cúi đầu nhận lỗi“. Nhưng phàm người ta rất ít khi muốn thừa nhận sự thiếu sót của bản thân, sai lầm của cá nhân mình. Người ta hoặc viện đủ mọi lý do để bào chữa, hoặc đổ lỗi cho người khác, quyết không bao giờ nhận phần trách nhiệm lớn về phía mình.

Kỳ thực, biết nhận sai chính là một loại cảnh giới tinh thần cao thượng. Khi thừa nhận thiếu sót của mình, trên thực tế bạn không hề mất đi thứ gì cả, dẫu là danh dự hay phẩm giá, phúc báo hay lợi ích. Trái lại, người biết cúi đầu nhận lỗi chính là loại người độ lượng, cao thượng nhất.

2. Khoan nhu, dung nhẫn 

Răng thì cứng, lưỡi thì mềm. Thế nhưng đến cuối đời, răng sẽ rơi rụng hết, chỉ có lưỡi là vẫn khỏe mạnh mà thôi. Lẽ xuất xử ở đời cũng vậy, cứng quá thì gãy, lạt mềm lại thường buộc chặt. Nước rất mềm mại, khoan nhu nhưng sức mạnh thì vô địch thiên hạ. Đời người biết nhu hòa, giữ được tĩnh khí thì mới có thể thành công.

Muốn cả đời an yên, hạnh phúc bạn nhất định phải hiểu được đạo lý này - 2

3. Biết buông bỏ

Người không biết buông bỏ thì giống như tự mình đeo lên người một cục đá lớn, đi mãi mà chẳng đến đích, mệt thân, nhọc sức, lại sinh ra oán hận không nguôi.

Cuộc sống lại giống như một chiếc vali. Khi cần dùng đến thì nhấc lên, khi không dùng đến thì hãy đặt nó xuống. Nhưng người ta vẫn là làm ngược lại, lúc cần buông xuống thì nhất quyết chẳng rời tay. Điều đó có khác nào việc bạn phải kéo một vali hành lý nặng nề đi suốt chặng đường dài không? Như thế vĩnh viễn bạn cũng không cách nào tìm được sự thanh thản.

4. Thành tín

Cổ nhân nói: “Nhân vô tín bất lập” (người không giữ chữ tín thì chẳng thể lập thân). Dù ở bất cứ cảnh huống nào, nếu phải giữ lấy một phẩm cách quan trọng sau cùng, bạn hãy giữ chắc chữ Tín. Tín ở đây là tín tâm, tín nhiệm, uy tín. Sự tin tưởng không thể mua được bằng bạc vàng và sự thất tín cũng chẳng thể nào dùng tiền chuộc lại nổi.

Theo Min (Khỏe & Đẹp)

Nổi bật