Bắt đầu từ 23 tháng Chạp, các gia đình sau đó sẽ đi tạ mộ mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, đêm giao thừa sẽ làm mâm cơm cúng và kết thúc bằng lễ hóa vàng coi như hết Tết, tạm biệt người đã khuất sau những ngày Tết đầm ấm, yên vui.
Hiện nay, nhiều gia đình rất coi trọng việc hóa vàng, đốt vàng mã bằng hình thức mua sắm rất nhiều đồ vàng mã về đốt. Tuy nhiên, chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn cho biết: “Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng ngày Tết chủ yếu từ mùng 3 đến mùng 10 Tết. Tùy vào từng gia đình với từng hoàn cảnh mà có thể hóa vàng mã sớm hay muộn
Nếu như ngày xưa, mọi người thường hóa vàng vào mùng 3 Tết với quan niệm “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, thì hiện nay do cuộc sống hiện đại, gấp gáp có gia đình cũng có thể hóa vàng từ sớm mùng 2 Tết".
Cũng theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn, việc đốt vàng mã ngày Tết không cần đốt quá nhiều mà cần đốt chất lượng, khi đốt phải thành tâm nghĩ đến tổ tiên, người đã khuất thì người đó sẽ nhận được.
“Không cần mua quá nhiều vàng mã, đốt quá nhiều mới là thành tâm mà chỉ cần đốt ít nhưng chân thành là được”, ông Nguyễn Hồng Sơn cho biết thêm.
Theo Thanh Lam (Nguoiduatin.vn)