Mottainai – bí quyết để trở nên giàu có của người Nhật, phong cách sống cả thế giới ngưỡng mộ

05/08/2017 14:51:00

Ở Nhật Bản người ta có thể gọi tên lối sống tiết kiệm bằng hẳn thuật ngữ mottainai để nâng cao ý thức sống có trách nhiệm với chính bản thân và đất nước mình.

Ở Nhật Bản người ta có thể gọi tên lối sống tiết kiệm bằng hẳn thuật ngữ mottainai để nâng cao ý thức sống có trách nhiệm với chính bản thân và đất nước mình.

Tuy nhiên, dù có miêu tả thế nào hay dùng những từ ngữ phức tạp ra sao thì người ta vẫn chỉ đúc kết lối sống, lối tiêu tiền của người nhật trong 2 từ "tiết kiệm" mà thôi. Và xã hội Nhật đã "trưng dụng" một phương pháp hay nói đúng hơn là một địa điểm mang tên Mottainai – chợ trao đổi đồ cũ nhằm tiết giảm tối đa chi phí gia đình.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 1.

Khi nhắc đến Mottainai thì đó chính là niềm tự hào của người Nhật Bản.

Mottainai là gì?

Theo một cách hàn lâm mà nói, Mottainai chính là cách tiếp cận của riêng người Nhật Bản với khái niệm đồ bỏ đi, chất thải nhằm mục đích nâng cao nhận thức về môi trường. Thuật ngữ này biểu lộ cho cảm giác hối hận khi lãng phí giá trị của một nguồn lực.

Nói một cách chính xác thì khi người Nhật nói Mottainai thì nó có nghĩa là "đừng lãng phí" và nó bao gồm các hoạt động: giảm lạm dụng, tái sử dụng, tái chế và tôn trọng.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 2.

Thông điệp của người Nhật là đừng lãng phí bất kỳ một nguồn lực nào.

Ngày nay, để bảo đảm việc tiết kiệm được hiệu quả nhất, người Nhật đã dựng nên các Mottainai hay còn gọi là "chợ trời" chuyên buôn bán trao đổi các sản phẩm đã qua sử dụng. Nơi đây trở thành địa điểm lý tưởng cho các bà nội trợ tiết giảm chi tiêu gia đình.

Cách người nhật làm Mottainai

Với người Nhật Bản, Mottainai còn là một khẩu hiệu sinh thái bởi nó không chỉ tập trung vào việc tránh lãng phí mà còn thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và lòng biết ơn của con người tới nguồn tài nguyên quý giá. Qua thuật ngữ này, người Nhật cũng bày tỏ sự hối hận về việc làm lãng phí các tài nguyên thiên nhiên, kể cả tri thức và kỹ năng được sử dụng sai mục đích.

Và không cần nói thì cũng biết người Nhật đã tự hào với phương pháp này của mình như thế nào khi khẳng định Mottainai chính là "a message from Japan to the world" (tạm dịch là thông điệp người Nhật Bản gửi đến thế giới). Thông điệp đó là: đừng lãng phí, hãy tiết kiệm dù là thứ nhỏ nhất thì sẽ đến lúc có được gia tài lớn. 

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 3.

Ngay từ một cây gỗ nhỏ cũng có thể tạo ra cả một tác phẩm nghệ thuât.

Được biết, phong trào Mottainai nổi lên ở Nhật Bản, nơi chỉ còn lại là mảnh đất khô cằn và nghèo đói vì không có tài nguyên và bị tàn phá hồi Thế chiến II. Các loại thực phẩm lúc này đều được sử dụng một cách cực kỳ tiết kiết kiệm để kéo dài sự sống càng lâu càng tốt.

Sau nhiều năm, nhờ đức tính không lãng phí đó, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới dù cho dân số đã có lúc bùng nổ. Cho tới cuối cùng, cả thế giới vẫn phải ngước nhìn người Nhật vì sự tối ưu hóa mọi nguồn lực, ngay cả từ những thứ nhỏ bé nhất.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 4.

Ở Nhật Bản, ngay cả trẻ em cũng được dạy phải tiết kiệm đồ ăn thức uống.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 5.

Rất nhiều đồ đạc đã được tái sử dụng một cách hiệu quả như thế này đây.

Người Nhật lúc nào cũng ghi nhớ Mottainai trong đầu và phản ánh nó bằng nhiều cách. Có thể ví dụ như ở thủ đô Tokyo sầm uất, rất nhiều tòa nhà thay vì dội bồn cầu bằng nước nối trực tiếp từ bể chứa đã sử dụng nước thải để thay thế. Chưa dừng lại ở đó, trong khoảng 10 năm trở lại đây, người Nhật hiện vẫn còn sử dụng một loại vải từ thế kỷ thứ 8 có tác dụng rất tốt trong việc bọc giữ đồ đạc để thay thế cho túi nhựa và bao bì giấy rất hiệu quả.

Thêm một điều đặc biệt nữa là vào năm 2005, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã ra yêu cầu các nhân viên văn phòng áp dụng phong cách "cool" khi đi làm, cụ thể là họ có thể từ bỏ cà vạt, áo sơ mi, quần âu để cơ thể được mát mẻ và không phải sử dụng điều hòa. Việc này đã phát huy tác dụng khi vào mùa hè năm tiếp theo, tức là năm 2006 khi lượng khí thải CO2 đã giảm tới 1,14 triệu tấn chỉ bằng cách nhích nhiệt độ điều hòa lên thêm khoảng 2 độ C.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 6.

Nhân viên văn phòng có thể ăn mặc thoải mái tới công ty thay vì ép mình trong đồ công sở. Mục đích chính là để họ cảm thấy thoải mái, mát mẻ và dùng ít điều hòa đi thôi.

Ngoài tầm vóc quốc gia, thuật ngữ Mottainai này đã trở nên quen thuộc với nhiều gia đình Nhật Bản và tạo thói quen tái sử dụng đồ cũ hoặc biến đồ cũ trở thành thứ có ích thay vì bỏ đi. Ví dụ như khi gia đình có nhiều quần áo cũ, các bà nội trợ thường nghĩ đến việc mang quần áo tới chợ trời Mottainai để đổi lấy những đồ vật khác mà mình đang cần tới.

Trang web mottainai.info là một công cụ hữu ích như vậy khi tại đây, các bà nội trợ có thể tìm được tất cả các loại mặt hàng tái chế, từ đồ ăn thức uống tới đồ dùng trong gia đình. Thậm chí nơi này còn chia sẻ các công thức nấu ăn từ đồ ăn thừa trong nhà rất hiệu quả.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 7.

Các bà nội trợ Nhật thì là siêu cao thủ trong lĩnh vực tiết kiệm rồi, từ quần áo cũ...

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 8.

... cho tới đồ ăn thừa đều được họ tận dụng siêu hiệu quả.

"Người Nhật Bản quả thực rất sâu sắc và đây có thể tạo thành nguồn cảm hứng tiết kiệm cho người phương Tây", nghiên cứu sinh Kevin Taylor từ đại học Southern Illinois cho hay. Thói quen tiết kiệm của người Nhật hoàn toàn có thể giải quyết những thách thức của sự phát triển bền vững mà bất cứ quốc gia nào cũng cần phải đề cập tới trong chính sách của mình.

Những cách tiết kiệm khác của người Nhật Bản

Tiết chế chi tiêu trong gia đình: Người Nhật thường không mua sắm phung phí. Họ cũng tự tay làm hết mọi việc trong gia đình mà không cần thuê người giúp việc. Họ cũng thường quan niệm tiền lẻ không có nghĩa là chẳng làm được việc gì, những món tiền lẻ được họ bỏ lợn đều đặn để gộp thành khoản tiền lớn. Bên cạnh đó, các bà nội trợ Nhật Bản còn luôn vạch sẵn những thứ cần mua trước khi đi chợ. Điều này giúp họ không bỏ sót và mua đúng thứ mình cần mà tốn tiền vào những món đồ khác.

Giảm thịt trong khẩu phần ăn: Tại Nhật cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, giá thành thịt luôn cao hơn các loại rau, củ. Người Nhật luôn cố gắng giảm thiểu lượng thịt trong khẩu phần ăn mỗi khi có thể. Một số gia đình có 1 hoặc 2 ngày mỗi tuần chỉ ăn rau để tiết kiệm. Trong khi đó, số còn lại tính vừa đủ lượng sử dụng cho mỗi bữa.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 9.

Khẩu phần bữa ăn chính là một yếu tố then chốt để thực hiện tiết kiệm.

Giảm thiểu chung những thứ không cần thiết: Các căn hộ tại Nhật cũng không lớn, họ thích những căn hộ kiểu truyền thống, kích thước nhỏ và có vị trí tiện lợi cho công việc, sinh hoạt. Trong những căn hộ tại Nhật, bạn cũng có thể thấy sự logic trong cách bài trí cùng việc sử dụng đồ đạc của họ. Tất cả những vật dụng đều có kích thước nhỏ để phù hợp với căn hộ, không hề có những đồ "thừa" bên trong căn nhà của người Nhật. Thêm vào đó, những thiết bị gia dụng, điện tử cũng được giữ gìn cẩn thận để kéo dài tuổi thọ sử dụng.

Tiết kiệm cho thế hệ sau: Mặc dù tỷ lệ người Nhật kết hôn và có con ngày càng thấp, thế nhưng, với những gia đình quyết định có con thì 1/2 thu nhập của họ đều dành cho con cái. Cha mẹ đầu tư nhiều cho con cái về kiến thức, trải nghiệm xã hội cũng như truyền đạt kinh nghiệm kiếm tiền để thế hệ sau không nghèo khó.

Mottainai – Bí quyết “thần” kìm hãm chi tiêu của các gia đình Nhật Bản để trở nên giàu có - Ảnh 10.

Không gian sống tối thiểu, nét đặc trưng tuyệt vời của người Nhật để tích lũy tài chính cho những nhu cầu cao hơn của cuộc sống sau này.

Theo Anh Đào (Trí Thức Trẻ)

Nổi bật