Xót xa cảnh hai con nhỏ nhìn bố mẹ 'tung cước', đấm rồi tát nhau bùm bụp giữa nhà
Ai bỏ công bỏ sức đi làm vất vả cũng mong bản thân và gia đình có một cuộc sống sung túc, nhà, xe đầy đủ. Ấy thế nhưng mới đây, cư dân mạng xứ Trung đã được một phen ngã ngửa về câu chuyện của người phụ nữ ở An Huy bỏ chồng, bỏ con vì kiếm được bao nhiêu tiền cũng mang về hết cho em trai ruột trong khi bản thân lại sống khổ sở.
Trong một phỏng vấn ngắn ngày 27/11 vừa qua, cô Pan, 32 tuổi, bà chủ một cửa hàng bán bánh thủ công tại tỉnh An Huy đã chia sẻ về cuộc sống của mình. Pan sinh ra trong một gia đình nông thôn nghèo, là chị gái cả, bên dưới còn một em gái và một em trai nữa. Khi còn nhỏ, bố cô mắc bệnh huyết khối và thấp khớp, không thể lao động nặng nhọc nên mọi việc trong nhà đều do mẹ cô quán xuyến. Cô Pan nhớ lại hồi nhỏ, chị em cô không có đủ cơm ăn áo mặc, thỉnh thoảng phải đi xin gạo hàng xóm. Vì nhà quá nghèo, cô Pan đã nghỉ học sau khi tốt nghiệp cấp 2 để ra ngoài kiếm việc làm.
Ban đầu, cô Pan xin vào làm công nhân trong một xưởng may. Đến năm 18 tuổi, cô đến làm việc cho một nhà sản xuất hạt vừng ở Giang Tô. Tuy nhiên, người bán hạt vừng không có đủ tiền trả lương cho cô Pan nên đã truyền lại cho cô cách làm bánh hạt vừng thủ công. Khi đã học được nghề, cô Pan bắt đầu đẩy xe bán bánh hạt vừng mỗi ngày.
Năm 2012, cô Pan được giới thiệu với một chàng trai cùng quê nên đã quyết định kết hôn. Hai vợ chồng tiếp tục bán bánh hạt vừng để kiếm sống. Đến năm 2013, con trai đầu lòng của cô Pan chào đời. Để lo cho con, 2 vợ chồng đã chuyển về An Huy, tiếp tục bán bánh. Tuy nhiên lúc này, những mâu thuẫn gia đình bắt đầu xảy ra. Người chồng nhận thấy cô Pan suốt ngày chăm lo cho nhà mẹ đẻ, hoàn toàn phớt lờ gia đình của chính mình, cuối cùng 2 người đã ly hôn.
Hậu ly hôn, cô Pan dồn toàn bộ sức lực để mở một cửa hàng bánh. Mỗi ngày, cô thức dậy lúc 4h sáng, làm việc cật lực đến tận 11h đêm, không bao giờ có ngày nghỉ suốt 4 năm qua. Với sự chăm chỉ của mình, cô Pan đã được đền đáp xứng đáng. Mỗi ngày, cô có thể bán được khoảng 3.000 chiếc bánh, thu nhập cao nhất lên đến 100.000 nhân dân tệ (hơn 340 triệu đồng) mỗi tháng.
Cô Pan kể thêm rằng cô có một người em trai kém mình 5 tuổi, quan hệ giữa 2 chị em rất tốt. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, em trai cô làm công việc sửa chữa ô tô vài năm rồi đến Nam Kinh làm việc. Gần đây, cô Pan đã gọi em trai về quê để phụ giúp cửa hàng bánh của mình.
Dù kiếm được nhiều tiền như thế nhưng cô Pan không hề có cuộc sống dư dả. Cô không mua nhà, không mua xe ô tô, cũng không tiết kiệm tiền. Toàn bộ số tiền kiếm được, cô Pan dùng để lo cho cuộc sống của em trai mình. Cô mua nhà, mua ô tô cho em trai, thậm chí cả cửa hàng bánh cũng sang tên cho em trai, trong khi bản thân đang ở một căn nhà thuê nhỏ, mấy năm nay đều không mua quần áo mới hay đi đâu chơi.
Cô Pan cho biết trước đây gia đình cô rất khó khăn nên khi kiếm được tiền, cô chỉ muốn lo cho gia đình. Cô mua cho em trai một căn nhà lớn là để sau này em trai lập gia đình, cùng bố mẹ sống ở đó. Là con gái lớn trong nhà, cô Pan cho rằng mình phải có trách nhiệm chăm sóc gia đình.
Con trai cô Pan hiện đã hơn 9 tuổi. Thỉnh thoảng, có người giới thiệu xem mắt cho cô Pan nhưng cô đều từ chối. Cô Pan nói rằng muốn nhìn thấy em trai lấy vợ, gia đình yên ổn thì mới tính đến chuyện của bản thân mình. Câu chuyện của cô Pan vô tình gây nên nhiều cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc.
- Một người phụ nữ đảm đang và có trách nhiệm. Có được người con gái như vậy, gia đình này thật là có phúc nhưng lại là bất hạnh của con và chồng cô ta.
- Lo cho gia đình, cho em trai là tốt, không phải ai cũng làm được như vậy, nhưng hy sinh mọi thứ của bản thân mình thì có đáng không? Tại sao lại đánh đổi hạnh phúc của bản thân vì em trai chứ? Cô ấy cũng có con trai mà.
- Tôi không đánh giá cao sự cống hiến này chút nào. Đâu phải cứ lo mọi thứ cho em trai là tốt, vậy em trai cô ấy làm gì? Cho dù bây giờ cô ấy giúp em trai mùa nhà, mua xe nhưng sau khi kết hôn và sinh con, còn bao nhiêu thứ phải lo, không lẽ cứ giúp đỡ em trai mãi, còn em trai chỉ cần hưởng thụ thôi à?
- Tôi thấy cô ấy là bị tẩy não mới đúng. Đã mất cả gia đình riêng rồi vẫn không biết tỉnh ngộ! Lo cho em ruột đến mức bỏ qua cả chồng và con mình thì là ngớ ngẩn ấy chứ chả phải trách nhiệm gì cả. Nếu thực sự thương bố mẹ thì tự cô ấy mua nhà rồi đón bố mẹ về sống cùng không phải là được rồi sao?
- Chiều quá hóa hư, người em trai có thể thoải mái nhận lấy sự hy sinh từ chị gái thì chẳng phải loại người biết điều hay thương chị đâu. Nếu giờ cô ấy không kịp thời dừng lại thì đến khi già không kiếm được tiền nữa kiểu gì cũng bị đá ra khỏi nhà cho xem.
Dung (Nguoiduatin.vn)