Mua sắm thực phẩm sai trật tự
Theo Brightside, hầu hết mọi người thường có xu hướng mua nhiều thực phẩm ăn vặt như bánh kẹo, snack,... khi thấy giỏ hàng của mình còn vơi. Nếu bạn không thể cưỡng lại việc giỏ hàng còn "trống trải", hãy thử ghé gian hàng trái cây, rau củ để làm đầy giỏ hàng của mình.
Trái cây, rau củ sẽ chiếm nhiều không gian ở trong giỏ hàng, vì thế sẽ không còn nhiều chỗ trống để bạn tiện tay nhặt ít thực phẩm không thật tốt cho sức khỏe.
Để bụng đói khi đi mua
Hãy ăn nhẹ một chút trước khi vào siêu thị. Đừng mua sắm khi đang đói. Trong trường hợp bất khả kháng, các bạn có thể nhai kẹo cao su để tránh ngửi thấy những mùi hương hấp dẫn từ các quầy thực phẩm trong siêu thị.
Tiện tay mua mà không chú ý tới các chương trình sale
Việc cập nhật giá cả thường xuyên và các chương trình giảm giá có thể tốn thời gian cá nhân của bạn nhưng lại có lợi ích nhất định. Cụ thể, các siêu thị thường chạy rất nhiều các khuyến mại mỗi tháng để kích cầu mua sắm của người tiêu dùng, chính vì thế, bạn cũng không nên để lỡ cơ hội có lợi này cho bản thân.
Thay vì vào siêu thị trong tình thế bị động, nhìn thấy món đồ không cần mua nhưng lại được giảm giá khiến bạn phải tốn tiền oan, thì bạn có thể tự chủ động chọn thời gian sale cụ thể để mua một lượng vừa đủ dùng dần. Cách làm này sẽ khiến bạn không tốn tiền oan mà còn được hưởng lợi nhiều hơn.
Mua hàng vào cuối tuần
Hầu hết mọi người có thói quen đi siêu thị vào dịp cuối tuần để tiết kiệm thời gian, nhưng thực tế, giữa tuần mới là thời điểm các sản phẩm tươi sống, hàng may mặc được giảm giá nhiều. Theo chuyên gia tài chính phân tích, thời điểm thích hợp nhất để mua sắm là vào tối thứ 4.
Cái gì cũng mua nhiều để tích trữ
Ngoài những sản phẩm được đề cập trong mục phía trên, quy tắc mua hàng với số lượng lớn để tích trữ không áp dụng với các mặt hàng tươi sống, đồ đông lạnh hay ngũ cốc. Chúng thường rẻ hơn khi mua lẻ. Hơn nữa, những món đồ này cũng có thời hạn sử dụng ngắn, không hợp để lưu trữ.
Không cập nhật giá cả sản phẩm thường xuyên
Với những sản phẩm bạn thường xuyên mua, việc nắm giá cũng rất quan trọng. Bởi chúng sẽ giúp bạn không bị "lừa" bởi những tấm bảng giảm giá, khuyến mãi bị đẩy giá lên cao rồi đem ra giảm kịch liệt.
Tập trung vào quầy hàng ở ngang tầm mắt
Những sản phẩm rẻ hơn thường được bày bán ở quầy dưới cùng. Trong khi đó, người tiêu dùng có thói quen mua đồ ở những kệ hàng phía trên hoặc ngang tầm mắt họ. Hãy chịu khó quan sát một chút, bạn sẽ tìm thấy những món đồ hữu dụng với mức giá thấp hơn. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong sinh hoạt hàng tháng.
Không chú ý đến trọng lượng của sản phẩm mà chỉ nhìn giá tiền
Giả sử có 2 gói sản phẩm có kích thước tương tự trên kệ, một trong số đó có giá rẻ hơn một chút so với gói kia. Bạn đừng vội mua gói có giá trị thấp hơn mà hãy kiểm tra trọng lượng của sản phẩm. Từ đó bạn sẽ biết được món đồ nào đắt hơn.
Hầu hết mọi siêu thị đều bán các loại hàng hóa do họ sản xuất ra hoặc mang thương hiệu của siêu thị đó với giá thành rẻ hơn các hãng nổi tiếng. Đừng nghĩ rằng chúng có chất lượng tệ, hãy thử mua và đánh giá sau khi bạn sử dụng.Bỏ qua các thương hiệu riêng của cửa hàng.
Không thử sản phẩm mới
Nhiều người trong chúng ta rất ngại thay đổi mua hàng ở 1 thương hiệu khác mà cứ "chung thủy" với 1 hãng. Tuy nhiên, hãy thử nghiệm sản phẩm mới này bởi nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm 1 chút tiền, bởi hàng mới ra đều có chương trình khuyến mãi để hút khách, mà biết đâu bạn còn phát hiện ra nhiều món ăn ngon, khỏe mạnh hơn.
Đi ngược chiều kim đồng hồ
Một thủ thuật của siêu thị mà hầu hết ai trong chúng ta cũng "sập bẫy" - đó là thiết kế, sắp đặt kệ hàng sao cho người mua có xu hướng đi ngược chiều kim đồng hồ.
Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà tâm lý thuộc Canada theo dõi, đánh giá hành vi người tiêu dùng cũng như xem xét đưa ra lời khuyên cho các nhà cung cấp sản phẩm.
Các chuyên gia tâm lý giải thích rằng, Sở dĩ khách hàng đi ngược chiều kim đồng hồ có xu hướng mua sắm nhiều hơn.
Đó là bởi nếu đi ngược chiều kim đồng hồ, tay phải của bạn sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng để nhặt đồ bỏ vào giỏ hàng.
Giới nghiên cứu còn tính toán được rằng, với thói quen đi ngược chiều kim đồng hồ này, bạn sẽ tiêu tốn thêm trung bình 2 USD (khoảng hơn 44.000 VND) cho mỗi lần đi mua đồ.
Và với thói đi này, số lượng đồ dùng, thực phẩm bạn "tiện tay" nhặt bỏ vào giỏ hàng cũng sẽ tăng cao hơn 25%.
Ngược lại, nếu đi cùng chiều kim đồng hồ, sản phẩm sẽ đặt ở bên trái - người thuận tay phải sẽ khó lấy hơn.
Chỉ cần vài giây lỡ nhịp là bạn có đủ tỉnh táo để quyết định mua món đồ đó nữa hay không.
Và chính sự có phần bất tiện này đã tạo vài giây suy xét giúp người tiêu dùng chợt tỉnh táo nhận ra mình không nên mua sản phẩm đó nữa.
Do đó, nếu bạn muốn không bị "cháy túi" đi mua sắm thì hãy đi theo chiều kim đồng hồ (nếu bạn thuận tay phải) và đi ngược chiều kim đồng hồ (nếu thuận tay trái) nhé!
Không có danh sách cụ thể
Nếu bạn biết rõ mình cần mua thứ gì, hãy thống kê chi tiết. Tập trung vào chúng và đừng đưa mắt sang các quầy hàng ăn vặt hay những sản phẩm mà bạn biết chắc mình sẽ không sử dụng tới.
Theo Lily (Giadinh.net.vn)