Nếu đang mắc 1 trong 4 thói quen dưới đây, bạn chớ than thân trách phận rằng sao mình vẫn mãi nghèo. Hãy ngẫm và sửa đổi!
Thật không ngoa khi nói rằng, thời đại ngày nay là thời đại mà ở đó văn tự bị đẩy lùi xa cuộc sống của con người. Tất cả mọi người đều thích lướt web, vào mạng xã hội, xem ti vi, tranh ảnh…
Phàm là những việc không tốn sức lại có thể đem lại sự vui vẻ, chúng ta đều có xu hướng thích làm. Tịnh chung lại, tất cả được gói gọn trong một chữ "lười".
Bạn thân của Warren Buffett – Phó Tổng giám đốc công ty Berkshire Hathaway – nhà đầu tư tài ba có tiếng của nước Mỹ - ông Charlie Munger là một người vô cùng yêu thích việc đọc sách. Thế nên các con của ông đã đặt biệt danh thân mật cho cha là: Cuốn sách có hai chân.
Sách là con thuyền truyền tải trí tuệ quan trọng nhất và cũng là lâu đời nhất của nhân loại. Bên trong sách là những kiến thức vô bờ bến, tất nhiên là có bao gồm kiến thức đầu tư và kiến thức quản trị kinh doanh.
2. Đối diện với những cái mới, nhất mực từ chối
Sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới luôn phải "cõng" một áp lực rất lớn kèm theo đó là những lời gièm pha, có khi là chỉ trích cay nghiệt.
Với những người tự chặn đường tiến của mình, họ thường từ chối ngay lập tức mà không cần mảy may suy nghĩ dù chỉ một vài tích tắc. Và theo cách đó, rất nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội lớn trong đời.
Có một ví dụ vô cùng chân thực về đạo lý này như sau: Chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện trên đường phố Luân Đôn, cảnh sát đã kiên quyết không cho nó nổ máy, buộc phải để ngựa kéo đi mới được chấp nhận và lý do họ đưa ra là sợ làm kinh động đến những con ngựa, gây cản chở cho hoạt động đi lại bình thường của xe ngựa.
3. Chỉ biết tiết kiệm mà không biết tiêu tiền
Có một câu nói rất hay và thâm thúy như thế này về tiền: Tiền có hai loại, khi con người còn sống và tiêu hết, đó là tiền, là tài sản, ít nhiều đã phục vụ cho bản thân. Không tiêu hết, chỉ để dành một chỗ, đó là "giấy", là di sản.
Chỉ biết tích lũy và không biết tiêu tiền, đầu tiên bạn đã chuyển hóa tiền của bạn thành di sản chẳng thể phục vụ gì cho bản thân.
Thực tế hơn nữa, khi bạn tiết kiệm tiền bằng cách gửi nó vào ngân hàng, bạn đã mắc sai lầm. Lãi suất của ngân hàng vĩnh viễn không bao giờ thay đổi nhanh hơn tốc độ của lạm phát.
Đây là một sự thật mà hầu như ai cũng biết nhưng hầu như phần đông người nghèo dường như lại thích tiết kiệm tiền theo cách này. Vì sao?
Bởi vì họ không biết cách tiêu tiền. Tiêu tiền theo cách nhìn của người nghèo là mua sắm nhưng trong mắt người giàu, đó là đầu tư. Hiểu rõ khái niệm đầu tư, về cơ bản bạn mới có thể hiểu một cách đúng đắn thế nào là tiêu tiền.
Ảnh minh họa. |
4. Sợ "mạo hiểm"
Cần phải lưu ý, "mạo hiểm" ở đây được đặt trong dấu nháy kép. Trong xã hội nào đi nữa, những người giàu có hầu như đều là người có dũng khí, có "gan" làm giàu, không sợ mạo hiểm mà cứ thế xông pha.
Đối với người nghèo, "mạo hiểm" đồng nghĩa với "đánh bạc", thắng thua tại trời. Thế nhưng trong mắt người giàu, "mạo hiểm" là sau khi tiến hành phân tích, thảo luận, đánh giá thật kỹ lưỡng, và cuối cùng dũng cảm đưa ra hành động trước một chút vấn đề chưa thực sự nằm chắc trong tay.
Nói tóm lại, trên đời chẳng có ai vừa sinh ra đã biết đầu tư làm giàu, biết quản trị kinh doanh, biết kiếm tiền. Tất cả chủ yếu phải dựa vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ, năng lực của bản thân và rất nhiều yếu tố tự thân khác nữa.
Theo D.Anh (Trí Thức Trẻ)