Thái độ đối đãi với kẻ yếu
Thái độ của một người đối với kẻ yếu chính là phản ánh sự giáo dưỡng thật sự của anh ta. Ví dụ như khi nói chuyện với bảo vệ, nhân viên mà biết tôn trọng thì đó chính là người có giáo dưỡng, nhân phẩm tốt.
Ngược lại kiểu người lúc nào cho rằng mình là người tài giỏi mà xem thường người khác thì chỉ là loại tiểu nhân mà thôi.
Thái độ đối với người quyền quý
Phú qusy bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Ý nói rằng giàu sang mà không hoang dâm, nghèo mà không đổ chí khí, gặp uy vũ không chịu khuất phục thì mới được gọi là bậc quân tử.
Khí tiết của một người như thế nào có thể thấy rõ qua thái độ của anh ta với kẻ quyền thế. Không kiêu ngạo đó mới là quân tử, còn kẻ a dua nịnh nọt thì đó là kẻ tiểu nhân.
Người quân tử thì lúc nào giữ vững khuôn phép đạo đức tuy nhất thời cô độc nhưng phẩm hạnh đoan chính, cả đời không hổ thẹn.
Kẻ tiểu nhân thì cậy thế cây quyền, tuy nhất thời được lợi nhưng rồi chết chẳng ai thương tiếc.
Thái độ với cha mẹ
Trăm thiện hiếu đứng nhất, vạn ác dâm đứng đầu. Làm người nhất định không được quên cội nguồn, làm người phải biết đền ơn đáp nghĩa. Cha mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn loán, chúng ta phải dùng cả đời để báo đáp.
Một người không biết hiếu thuận với cha mẹ, lúc nào chỉ biết đòi hỏi, nếu cha mẹ không thỏa mãn yêu cầu của mình thì hờn dỗi cha mẹ, hoàn toàn không biết tôn trọng bề trên, loại người này chính là quên mất gốc rễ, là kẻ tiểu nhân vô ơn bạc nghĩa.
Một người thường ôm giữ tâm thái biết ơn cha mẹ, sợ cha mẹ vất vả, lúc nào quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cha mẹ. Cố gắng làm được cảnh giới hiếu thảo cao nhất, đối đãi với cha mẹ lúc nào phải ôn hòa.
Theo Truy Nguyệt (Thời báo Văn Học Nghệ Thuật)