Vạn niên thanh (tên khoa học là Dieffenbachia Amoena), có xuất xứ từ vùng đất Colombia, Brazil, thuộc họ ráy, loại cây thảo có rễ ngắn, mập, nhiều đốt và có nhiều rễ con. Loài cây này nổi bật nhờ những tán lá rộng, rậm, mặt dưới màu xanh nhạt, mặt trên màu xanh đậm.
Cây có hoa mọc thành từng bông màu xanh. Quả của cây vạn niên thanh mọng nước và có hình cầu tương tự như quả quất.
Vạn niên thanh có tốc độ sinh trưởng nhanh. Đây là loài cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao thích hợp làm cây trồng nội thất và cây thủy sinh. Cây vạn niên thanh được dùng làm cây nội thất, cây xanh văn phòng, mang lại sự sảng khoái và hưng phấn cho người lao động, tăng khả năng sáng tạo và tích cực trong công việc.
Cây vạn niên thanh hoa có thể sống lâu năm xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi. Người chơi cây dùng cây này trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu. Cây vạn niên thanh thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục - chủ về khoa cử.
Vạn niên thanh là loài cây có sức sống trường tồn, quanh năm lá xanh tốt nên được xem là cây cát tường. Vạn niên thanh chưng, trồng trong nhà trong các ngày lễ tết với ngụ ý mang sung túc và mọi điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra, vạn niên thanh được tặng, chưng trong đám cưới ngụ ý cho lời chúc như ý, trong lễ mừng thọ chúc sống lâu trường thọ.
Ý nghĩa phong thuỷ
Theo quan niệm phương Đông, cây vạn niên thanh có thể sống đến 100 năm nên tượng trưng cho sự cát tường, trường tồn, bền vững. Chính vì thế, cây thường được chọn làm quà tân gia hoặc trưng bày trong nhà mỗi dịp Tết đến xuân về cầu mong gia chủ luôn sung túc, may mắn, thịnh vượng.
Đặc biệt, cây vạn niên thanh sinh ra dành cho những người tuổi Thìn. Các nam thanh nữ tú tuổi Thìn nên đặt một chậu vạn niên thanh ở hướng Đông Nam trong nhà hoặc trên bàn làm việc để luôn gặp thuận lợi, bình an.
Lưu ý: Nhược điểm lớn nhất của vạn niên thanh là có nhựa cây khá độc. Bạn hạn chế để trẻ nhỏ đứng gần cây, bứt cành bẻ lá, nhựa cây dính vào da sẽ gây dị ứng, bỏng, rát.
Nếu không may dính phải nhựa cây vào da, bạn có thể hơ nóng bằng máy sấy để tránh ngứa. Nếu dính nhựa vào mắt, miệng thì bạn súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm.
Theo Ngọc Lê (Khỏe & Đẹp)