Một công trình nghiên cứu mới bổ sung sự đúng mực rất cần thiết cho cuộc tranh luận này với một quan điểm mặc dù là hiển nhiên song dường như bị hầu hết chúng ta lãng quên: “Quan trọng là phải biết chừng mực.”
Khi chiếc điện thoại lần đầu tiên “trình làng “vào cuối những năm 1800, một số người thậm chí không dám đụng vào chúng vì sợ bị điện giật và những người đi nhà thờ thường so sánh chúng như là phương tiện quỷ quái.
Vô tuyến còn làm mọi người sang chấn về mặt tinh thần với mối lo sợ nó có thể làm ảnh hưởng xấu đến “sự hội thoại, đọc và các mô hình sống gia đình”, đó là những lo ngại của các nhà phê bình.
Cuối cùng và đáng nực cười hơn khi sự xuất hiện của máy tính cá nhân đã nâng “cú sốc tinh thần” lên tột độ, khi hãng phát thanh - truyền hình Mỹ CNN đăng tải một câu chuyện với tiêu đề “Nhắn tin và e-mail nhiều làm giảm IQ”. Tờ Telegraph đưa tin “thế hệ Facebook và Myspace 'không thể tạo dựng các mối quan hệ', còn tờ Daily Mail (Anh) giật tít: “Sử dụng Facebook có thể tăng nguy cơ ung thư của bạn như thế nào”.
Khi nói về điện thoại smartphone và mạng xã hội , các vị phụ huynh đặc biệt lo sợ về sự phát triển tinh thần và trạng thái tâm thần an lạc của chúng nói chung với quan ngại rằng mạng xã hội sẽ phá hỏng tuổi thanh xuân và tước cơ hội được hạnh phúc của chúng.
Mặc dù thực hiện kiểm soát và hạn chế hiển nhiên là cần thiết, song chúng ta cần áp dụng chung một nguyên tắc đối với các công nghệ mới và phương tiện mới như đối với chế độ ăn uống, sinh hoạt: Mọi thứ cần phải có chừng mực!
Đây dường như là kết quả chính rút ra từ một công trình nghiên cứu mới được tiến hành để kiểm tra smartphone có thực sự khiến tuổi teen hạnh phúc hay không.
Một giờ ngồi trước màn hình mỗi ngày có thể là lý tưởng.
Jean M. Twenge, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Bộ môn Tâm lý học thuộc trường Đại học San Diego và đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát trên 1 triệu thiếu niên Mỹ.
Cuộc điều tra bao gồm các câu hỏi như các thiếu niên này dành bao nhiêu thời gian sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính cũng như tần suất chúng tương tác với các bạn đồng trang lứa trực diện. Các đối tượng này cũng được hỏi về mức độ hạnh phúc và hài lòng của chúng.
Kết quả chung cho thấy rằng những thiếu niên dành thời gian “trên màn hình” nhiều hơn lại ít hạnh phúc hơn những đứa trẻ dành nhiều thời trang “cho cuộc sống thực” hơn.
Tham gia các hoạt động thể thảo hay có sự tương tác xã hội trực tiếp tương quan với hạnh phúc nhiều hơn, trong khi gửi tin nhắn, chơi các trò chơi video, sử dụng mạng xã hội và chat (trò chuyện trực tuyến) ít hơn hạnh phúc hơn.
Mặt khác, đây là lĩnh vực mà vấn đề mức độ là cần thiết song việc “kiêng” hoàn toàn thời gian màn hình cũng không đem lại hạnh phúc. Trên thực tế, những đứa trẻ hạnh phúc nhất trong công trình nghiên cứu này sử dụng phương tiện số khoảng một tiếng mỗi ngày.
Theo Xuân Hương (CafeF)