Nếu gặp sao xấu thì mọi người thường làm lễ dâng sao giải hạn, cầu mong giảm nhẹ vận hạn gặp phải trong năm mới, xin thần sao phù hộ độ trì cho bản thân cũng như gia đình khỏe mạnh, bình an, vạn sự tốt lành. Vậy bạn đã biết cách cúng lễ dâng sao giải hạn đầu năm như thế nào chưa? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị lễ giải hạn đầu năm thật chu đáo. Trước tiên, hãy xem chính xác ngôi sao nào chiếu mệnh mình?
Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, màu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày giờ cúng) nhưng có những điểm chung và riêng như sau:
Cúng sao giải hạn ở đâu?
Theo ông Phạm Quang Tuyến, Trung tâm UNESCO nghiên cứu cổ học Phương Đông, người xưa có quan niệm về 9 ngôi sao (cửu diệu), phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Theo đó, mỗi tuổi âm lịch hàng năm chịu ảnh hưởng của một vì sao (chiếu mạng), có năm gặp sao tốt, có năm gặp sao xấu. Có người cho việc giải hạn sao xấu là tín ngưỡng dân gian, một số cho đó là mê tín dị đoan, nhưng phần lớn người dân cho là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Lên chùa chỉ nên cầu an
Ông Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO dòng họ Việt Nam cho biết, việc cúng sao giải hạn không phải của nhà sư, mà là của thầy pháp làm. Trong tín ngưỡng Phương Đông có 2 hình thức: Một là tín ngưỡng Phật, theo Phật để noi gương, hỉ xả. Còn hình thức tín ngưỡng Ngọc Hoàng là có dâng sao, do thầy pháp làm.
Theo các nhà tâm linh, chùa chiền là nơi nghiêm tịnh, không phải nơi cầu thần tiên, hên xui may rủi, cúng sao giải trừ hạn xấu. Nhưng vì người dân “cầu” nên chùa phải “cung” để dân đến chùa làm lễ cúng sao giải hạn. Một số ít chùa ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian đa thần thì “tùy duyên hóa độ”, vừa làm nghi thức Phật giáo, vừa dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh quay về bờ giác.
Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương, trụ trì chùa Hội Khánh (Bình Dương) cũng từng nói, cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì cũng tùy thuận theo cái tập tục có sẵn ở từng địa phương và theo từng hoàn cảnh, theo từng vị trụ trì của những ngôi chùa khác nhau mà chuyển sang hình thức cúng cầu an.
Đầu năm các chùa đều làm lễ cầu an, hướng niềm tin của người dân vào Phật, giúp người dân trở về với Phật tính, tránh làm việc xấu, giảm tạo nghiệp xấu, biết ăn năn sám hối và hướng thiện để khởi lòng từ bi ở đâu thì nơi đó giải trừ được oan khiên nghiệp báo. Người đi lễ chùa cần thành kính hướng về Tam bảo cầu nguyện, mở rộng tấm lòng hồi hướng, công đức cho mọi người thì sẽ đạt được hạnh lành, an lạc, hạnh phúc.
Lên chùa cần kiêng kỵ những gì?
Không bước vào bên trong bằng cửa chính
Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường
Chỉ thắp hương bên ngoài hạn chế thắp hương bên trong chùa
Khi đi vòng quanh tượng Phật nên đi theo chiều từ phải sang trái
Không tùy tiện quay phim, chụp ảnh nơi cửa chùa
Chào tăng ni và sư trụ trì trong chùa bằng câu “A di đà Phật”
Khi đi chùa phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự
Không dâng lễ mặn ở khu vực chính điện của chùa
Khi đứng trước tượng Phật nên cung kính, tôn nghiêm
Kkông tự ý lấy hoặc sử dụng bất cứ đồ dùng nào của nhà chùa
Khi thụ lộc tài chùa nên lưu lại chút công đức
Khi vào phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, gây ồn ào hỗn tạp
Không được nằm và khạc nhổ bừa bãi trong phật đường
Không đặt vàng mã và tiền âm phủ lên bàn thờ Phật tại chùa
Không mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh khi vào điện tam bảo bái Phật
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Theo D.An (Phunutoday.vn/Khỏe & Đẹp)