Các banker (chỉ những người làm ở ngân hàng) chắc hẳn là đã có một đêm xôn xao hít drama cả đêm qua sau khi bà chủ Đại Nam nhắc đến "nghiệp vụ" ngân hàng và các từ khoá có liên quan như: Tạm khoá báo có, tạm khoá, treo tài khoản,...
Đầu tiên là về từ khoá "tạm khoá báo có", đây được hiểu là cách khách hàng khoá thẻ tạm thời trong trường hợp mất thẻ, thẻ bị thất lạc hay phát sinh giao dịch giả mạo.
Với từ khoá "tạm khoá báo có" này, bà chủ Đại Nam tạm giải thích đây là một cách treo tài khoản, tài khoản bị treo này vẫn nhận được tiền sau khi mở trở lại bình thường và trường hợp người khác chuyển vào tài khoản đang tạm khoá báo có thì vẫn chuyển được như bình thường.
Chưa biết đúng sai nhưng trong luồng sự kiện này, hội những người làm ở ngân hàng đã lên tiếng cắt nghĩa cách ngân hàng xử lý trường hợp nhận chuyển khoản vào một tài khoản đang "tạm khoá báo có".
Cụ thể, theo Fanpage này cho biết: "Khi tài khoản khoá báo có (khoá nhận tiền vào) thì sẽ không chuyển tiền vào được (tài khoản sẽ không nhận được tiền).
Giả sử trong thời gian tạm khoá có người chuyển khoản vào (thường là chuyển khoản thường hoặc dùng UNC) thì Ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày làm việc nếu tài khoản người nhận không mở và (lưu ý là và nhé) không có yêu cầu ghi có của người chuyển tiền thì tiền sẽ được trả về cho người gửi. Tiền chỉ vào được tài khoản khi và chỉ khi: Tài khoản được mở lại (mà tiền chưa trả người gửi) và có yêu cầu của người chuyển tiền là đồng ý tiếp tục ghi có (chuyển tiền) cho tài khoản đó".
Theo đó, admin Fanpage cũng lý giải thêm đây là một trong những thủ thuật nghiệp vụ khó, mất nhiều thời gian nên cần phải phải nhờ khối thanh toán trong nước của các ngân hàng cùng nhau chia sẻ thông tin để mọi người được biết thêm:
"Trên đây là góc nhìn nghiệp vụ thuần tuý, loại bỏ tất cả các yếu tố tác động khác. Nghiệp vụ này là nghiệp vụ đặc thù, khó, thường phải xử lý thủ công nên ở các Ngân hàng khác nhau có thể có sự khác nhau, vì vậy nhờ thêm các bạn làm Thanh toán trong nước của các Ngân hàng cùng lên tiếng để cộng đồng rõ thêm về nghiệp vụ này".
Theo Hạ Phong (Pháp Luật & Bạn Đọc)