Đừng lúc nào cũng chăm chú vào điện thoại trước mặt con, câu chuyện này sẽ khiến phụ huynh giật mình trước mức độ sát thương đối với tâm lý trẻ nhỏ

30/05/2021 09:37:18

Bạn có biết đã bao nhiêu đứa trẻ có tuổi thơ bị hủy hoại bởi điện thoại di động và bởi thói quen suốt ngày dùng điện thoại của bố mẹ hay không?

Có một thực tế đau lòng là càng ngày càng có nhiều trẻ em nghiện điện thoại di động và các thiết bị điện tử. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ thói quen sử dụng điện thoại của phụ huynh hoặc chính phụ huynh đã dùng các thiết bị điện tử như một cách để dụ con ngoan hơn và để họ có thêm thời gian rãnh rỗi cho mình...

Ở độ tuổi mà con háo hức được yêu thương và quan tâm nhất, nhiều bậc cha mẹ lại không quan tâm đúng mức đến con cái và chỉ dành phần lớn thời gian rảnh rỗi để sử dụng điện thoại, lướt mạng, chơi game.

Đừng lúc nào cũng chăm chú vào điện thoại trước mặt con, câu chuyện này sẽ khiến phụ huynh giật mình trước mức độ sát thương đối với tâm lý trẻ nhỏ

Bạn có biết đã bao nhiêu đứa trẻ có tuổi thơ bị hủy hoại bởi điện thoại di động và bởi thói quen suốt ngày dùng điện thoại của bố mẹ hay không?

01. Tôi đã có cuộc xung đột với con gái

Sau một ngày làm bận rộn và mệt mỏi về nhà, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi phàn nàn từ cô giáo chủ nhiệm của đứa con gái 6 tuổi.

"Sisi rất vô lý. Trong giờ học được cô gọi lên phát biểu, em đã cố tình lờ đi. Khi mọi người hỏi chuyện, em cũng không trả lời".

Tôi lấy làm kinh ngạc bởi từ đó đến nay, Sisi vốn là đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn và lễ phép. Tôi không hiểu nổi vì sao con lại có thái độ đó với cô giáo và các bạn. Sau khi nói chuyện với cô giáo, tôi cố hết sức bình tĩnh để tìm hiểu sự việc đang xảy ra với Sisi.

"Cô vừa gọi cho mẹ. Con có thể nói cho mẹ nghe có chuyện gì ở lớp không Sisi?"

Đừng lúc nào cũng chăm chú vào điện thoại trước mặt con, câu chuyện này sẽ khiến phụ huynh giật mình trước mức độ sát thương đối với tâm lý trẻ nhỏ - 1

Con bé ngước mặt lên nhìn tôi, thở dài một cái rồi cúi gằm xuống tiếp tục làm bài mà không nói năng gì cả.

"Mẹ biết con không phải đứa trẻ bất lịch sự. Mẹ cần một sự giải thích cho hành động của con".

Sisi vẫn cố chấp im lặng, không lên tiếng cũng không quay lại nhìn tôi thêm lần nào nữa.

"Mẹ cho con thời gian suy nghĩ nhé. Khi nào nghĩ ra thì nói với mẹ".

Thế nhưng suốt bữa cơm cho đến tối hôm đó, Sisi cũng đều không nói gì cả, tưởng chừng như con bé cố tình không nghe thấy những lời tôi nói. Điều đó thật sự thử thách lòng kiên nhẫn của tôi đến tột cùng.

"Con hãy thôi ngay kiểu phớt lờ ấy đi. Có chuyện gì đang xảy ra?", tôi tức giận quát lớn.

Đôi mắt của Sisi nhìn tôi với sự kinh hãi, ngấn lệ vòng quanh rồi con bé vụt chạy vào phòng và đóng cửa lại. Lúc này chồng tôi lại an ủi: "Anh tin con bé. Chắc chắn nó đang suy nghĩ điều gì đó. Em cũng nên bình tĩnh lại".

Đừng lúc nào cũng chăm chú vào điện thoại trước mặt con, câu chuyện này sẽ khiến phụ huynh giật mình trước mức độ sát thương đối với tâm lý trẻ nhỏ - 2

Phải, tôi hiểu con gái mình nhất, nó không phải là đứa trẻ vô tâm, chắc chắn phải có lý do. Tôi đứng dậy, hít thở sâu, bình tĩnh lại và viết một mẩu giấy nhét vào khe cửa phòng con.

"Bé con, con mặc kệ mẹ, mẹ rất buồn! Lúc nãy mẹ lớn tiếng mắng con, mẹ xin lỗi nhé. Mong con đừng giận mẹ nữa".

02. Nguyên nhân của sự phớt lờ

Khoảng 2 phút sau đó, Sisi mở cửa ra. Con bé đã khóc rất nhiều, ôm chầm lấy tôi và nghẹn ngào nói cho tôi biết lý do. Hóa ra thái độ lạnh nhạt của Sisi với tất cả mọi người là bởi con bé chỉ muốn làm một cuộc thử nghiệm.

"Mẹ có buồn không khi con lờ mẹ đi?" - Tôi gật đầu.

"Lúc con xem tivi, con không thèm trả lời mẹ, mẹ có thấy khó chịu không?" - Tôi lại gật đầu.

"Con cũng vậy. Mẹ luôn bận làm việc không có thời gian chơi với con, con buồn lắm", Sisi nói.

"Mẹ xin lỗi, dạo gần đây mẹ hơi bận", trong lòng tôi tràn ngập sự ân hận.

"Nhưng mẹ không chơi với con mà mẹ chơi điện thoại. Lúc con nói chuyện với mẹ, mẹ chơi điện thoại. Lúc mẹ dẫn con ra công viên, mẹ cũng chơi điện thoại", Sisi ấm ức nói.

Lời nói của con gái tôi như một tiếng sét đánh vào tim tôi.

Đừng lúc nào cũng chăm chú vào điện thoại trước mặt con, câu chuyện này sẽ khiến phụ huynh giật mình trước mức độ sát thương đối với tâm lý trẻ nhỏ - 3

Bây giờ các chức năng của điện thoại di động ngày càng nhiều và cuốn hút hơn. Nhiều lần đưa con gái đi chơi, tôi chán nên lấy điện thoại ra lướt mạng, nhắn tin. Tôi không nghĩ rằng con bé đang chơi mà vẫn để ý đến điều đó.

Tôi bất giác nhớ lại nhưng lần con háo hức chạy lại khoe với mẹ một điều gì đó, tôi mải xem điện thoại nên chỉ ậm ừ trả lời con. Có khi con nói đến hai ba câu, tôi mới trả lời được một câu. Có lẽ, con gái đã nhiều lần mong ngóng sự chú tâm của mẹ, nhưng tôi đều bỏ ngoài tai.

Tôi đột nhiên hiểu ra: “Con làm cái thí nghiệm phớt lờ người ta này vì con muốn mẹ nếm trải cảm giác bị bỏ qua đúng không?”. Con gái tôi gật đầu và nhìn tôi một cách rụt rè.

Tôi không thể không mỉm cười khi nghe được lý do này của con. Phương pháp đối xử với một người theo cách mà người đó đã đối xử với bạn đã cho tôi một trải nghiệm vô cùng sâu sắc.

"Mẹ xin lỗi con gái. Mẹ mải chơi điện thoại là sai rồi. Con dùng cách này để làm mẹ nhận ra khuyết điểm của mẹ chứng tỏ con là một đứa trẻ rất hiểu chuyện và có chính kiến. Tuy nhiên lần sau con có thể nói chuyện trực tiếp với mẹ chứ đừng làm mọi chuyện theo cách quá cực đoan như thế nữa được không?"

Con bé mắt sáng lên, cười thật tươi: "Dạ. Ngày mai con sẽ xin lỗi cô giáo".

Đừng lúc nào cũng chăm chú vào điện thoại trước mặt con, câu chuyện này sẽ khiến phụ huynh giật mình trước mức độ sát thương đối với tâm lý trẻ nhỏ - 4

03. Thời gian chất lượng dành cho con

Việc thiết lập mối quan hệ cha mẹ - con cái thân thiết cần phải tích lũy từng chút một mỗi ngày chứ không phải một sớm một chiều. Điều này cần bố mẹ phải có ít nhất 15 phút dành riêng cho con mỗi ngày.

Cái gọi là đồng hành chất lượng cao có nghĩa là khi ở bên con, bố hoặc mẹ tương tác với con một cách tận tình, không xao nhãng, không lảng tránh, không làm việc riêng, không căng thẳng, không chỉ trích hay la mắng.

Thời gian ở bên con, bố mẹ có thể cùng con đọc sách, cùng con chơi hoặc nói chuyện về một chủ đề nào đó mà con thấy thú vị. Thậm chí những chuyện mà bố mẹ cảm thấy rất vô bổ nhưng việc ngồi lắng nghe con nói, đó lại là cách tốt nhất để khiến cho mối quan hệ với con trở nên gần gũi hơn, để bố mẹ có thể hiểu được con mình nhiều hơn.

Trong quá trình lắng nghe, những gì bố mẹ nên làm là phản ứng: Ừm, ồ, ồ, ừ... Sau đó thì sao hả con? Còn gì nữa không? Chuyện gì tiếp theo? Và chờ con phản hồi.

Bên cạnh đó, ánh mắt ngưỡng mộ và sự tiếp xúc cơ thể cũng rất quan trọng. Hãy vỗ nhẹ vào vai con, chạm vào đầu, đặt bàn tay bé nhỏ của con vào tay mình, ôm con vào lòng...

Đối với một đứa trẻ, khi khoảnh khắc muốn được gần gũi cùng bố mẹ đã bị bỏ lỡ, có thể sẽ không bao giờ có lại được nữa. Hãy đặt điện thoại di động của bạn sang một bên và dành nhiều thời gian hơn để ôm con trong tay, hãy trân trọng những năm tháng còn có thể ở bên con, đồng hành cùng con.

Theo Song Kỳ (Pháp Luật & Bạn Đọc)

 

Nổi bật