Những ngày cuối cùng của năm cũ, gia đình nào cũng tất bật trong việc dọn đẹp và trang hoàng nhà cửa thật tươm tất, với hy vọng nếu căn nhà sạch sẽ thì hạnh phúc và tài lộc sẽ hanh thông bước vào gia đình. Đây cũng là dịp mà những món đồ siêu bẩn, cả năm không được chạm tới sẽ được lôi ra lau chùi, và đương nhiên chúng chứa cả ổ vi khuẩn, nếu không cẩn thận có thể khiến bạn bị mắc bệnh.
Nhân dịp dọn nhà đón Tết, bạn hãy thẳng tay loại bỏ những món đồ siêu bẩn này ra khỏi nhà để đón năm mới hanh thông, vui vẻ và cũng thật mạnh khỏe nhé.
Miếng xốp rửa bát: Bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu
Thứ bạn thường dùng để làm sạch bát đũa hóa ra lại cực kỳ bẩn. Theo trang MSN phân tích, trên một miếng xốp rửa bát cũ có chứa khoảng 10 triệu con vi khuẩn. Lý do là bởi miếng xốp rửa bát bao giờ cũng ướt, phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn thừa và bụi bẩn nên việc chứa nhiều vi khuẩn là hoàn toàn dễ hiểu.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng NSF International, Mỹ, những miếng rửa chén hoặc bọt biển có chứa rất nhiều vi khuẩn coliform (được gọi với một cái tên khác là Escherichia Coli hay E Coli). Cũng theo tổ chức, có khoảng 75% các miếng bọt biển hoặc khăn lau bát đĩa trong các gia đình đã bị nhiễm vi khuẩn coliform.
Tiến sĩ Chuck Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona cũng khẳng định miếng xốp rửa bát là thứ bẩn nhất trong nhà. Các nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng, miếng bọt biển nhà bếp của bạn có thể bẩn hơn 200.000 lần so với bồn cầu.
Bạn đừng bao giờ tiếc nuối với những chiếc giẻ rửa bát hay miếng bọt biển đã cũ. Đối với những chiếc còn mới, bạn hãy giặt sạch bằng xà phòng sau khi sử dụng. Sau đó, hãy đặt miếng xốp rửa bát này vào lò vi sóng khoảng 3 phút ở nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
Thớt gỗ cũ: Chứa nhiều vi khuẩn E.coli
Nhiều gia đình sử dụng một chiếc thớt để thái đồ sống, đồ chín tới vài năm mà không nghĩ đến việc sẽ thay. Nhưng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thớt thật sự là một "ổ vi khuẩn", chứa nhiều vi khuẩn gây hại như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột).
Mặt của những chiếc thớt gỗ cũ sau nhiều năm sử dụng sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt sâu, gây khó khăn trong việc vệ sinh, lâu ngày khiến thực phẩm mắc lại bề mặt thớt khiến vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể.
Theo các chuyên gia, một chiếc thớt dùng để thái đồ chín cứ 6-8 tháng nên thay 1 lần. Nếu thớt còn mới, bạn nên đảm bảo vệ sinh cho thớt bằng cách rửa bằng nước ấm, làm sạch sâu bằng những nguyên liệu thiên nhiên như giấm, chanh, muối… Cách này sẽ khiến thớt loại bỏ bớt mùi khó chịu mà còn an toàn hơn hẳn.
Chai nhựa cũ: Chứa 75.000 vi khuẩn/ml
Theo bestlifeonline, ai cũng nghĩ nên tái sử dụng chai nhựa cũ để có thể bảo vệ môi trường nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Mỗi một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên trang "Biên niên sử Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường" cho thấy một chai nước chứa trung bình 75.000 vi khuẩn/ml. Nếu như bị bẩn, con số đó có thể nhân lên tới 2 triệu/ml trong một ngày. Sử dụng những chai nhựa này có thể khiến bạn mắc bệnh, thậm chí nhiễm virus viêm gan A.
Giày cũ: Chứa vi khuẩn gây tiêu chảy dữ dội
Nhiều chị em sở hữu nhiều giày đến mức không thể đi hết tất cả, có những đôi giày bị vứt bỏ trong tủ cả năm không được đụng đến. Lời khuyên chân thành cho bạn là nên nhanh chóng ném bỏ chúng. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Open Forum Ininfious Disaches cho thấy khoảng 26,4% tất cả đế giày cũ đều mang vi khuẩn Clostridioides difficile – một chủng vi khuẩn nguy hiểm có thể gây tiêu chảy dữ dội hoặc thậm chí tử vong.
Bàn chải đánh răng cũ
Hóa ra thứ dùng để đánh răng vốn dĩ đã chứa cả tá vi khuẩn đáng sợ… Nguyên nhân là vì bàn chải đánh răng thường ở trong khu vực ẩm ướt, tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn bám trong nhà tắm, nhà vệ sinh… Để tránh nhiễm bệnh, bạn nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần và hãy để chúng ở nơi thật sạch sẽ, thoáng đãng.
Bát của thú cưng
Theo ông Rob Donofrio, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng của NSF International, chiếc bát của thú cưng xếp thứ 4 trong danh sách những thứ bẩn nhất trong nhà cần phải thay đổi liên tục. Trong bát ăn của chó, mèo chứa nhiều nấm mốc, nấm men, vi khuẩn coliform.
Theo Đỗ Đỗ (Helino)