Thạch Hạo Nam (31 tuổi) từng học thạc sĩ tại ĐH Bắc Kinh, chuyên ngành kiến trúc và thiết. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp, anh ở lại thành phố hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch nhà cửa. Tại đây, anh đã gặp Tạ Phương Linh - một nhà thiết kế nội thất - và trở thành người yêu của cô.
Không lâu sau, Thạch Hạo Nam bắt đầu có suy nghĩ sẽ bỏ thành phố về làng quê sinh sống.
Vì công việc yêu cầu phải khảo sát nhiều ngôi làng trên cả nước, mỗi tháng anh chỉ ở căn hộ đi thuê ở Bắc Kinh từ 1-2 ngày, thời gian còn lại dường như chỉ dùng để đựng hành lý. Dần dần, anh quen với việc sống và sinh hoạt ở các làng quê.
Vào tháng 6/2014, Tạ Phương Linh xin thôi việc ở Viện thiết kế, chuyển đến sống ở thị trấn cổ Tung Khẩu, tỉnh Phúc Kiến. Hai năm sau, Thạch Hạo Nam cũng theo người yêu tới đây. Hai người kết hôn với nhau và có một cậu con trai Tiểu Thạch đầu năm nay đã 4 tuổi.
Bạn bè của hai vợ chồng thường hỏi: "Sống như vậy có mệt không?". Thật ra, cặp đôi vốn đã thích thú với cuộc sống nửa thành thị, nửa nông thôn như thế này từ rất lâu. Họ hy vọng có thể biến đây trở thành lối sống kiểu mẫu mới.
Cải tạo nhà cổ trăm năm thành không gian sống độc đáo
Mong muốn con trai tận hưởng thời thơ ấu đẹp đẽ nơi làng quê này, Thạch Hạo Nam và Tạ Phương Linh đã thuê một ngôi nhà cũ trong thị trấn cổ để cải tạo lại. Ngôi nhà này được xây từ thời Thanh, có diện tích lên đến 700 m2.
Hai vợ chồng đặt tên cho căn nhà này là Lê Chiếu Cư, có nghĩa là "nơi ánh bình minh tỏa sáng". Cách đây hàng chục năm, ngôi nhà cổ đã bị lũ lụt phá hủy, chỉ còn trơ khung gỗ. Họ đã mất gần một năm để thiết kế và sửa sang lại.
Nguyên tắc đầu tiên của việc cải tạo là giữ kết cấu bằng gỗ và mái ngói của ngôi nhà cũ. Bên cạnh đó, vẻ ngoài phải sạch sẽ và mộc mạc.
Để các vị khách đến đây cảm nhận được môi trường tự nhiên của vùng nông thôn, diện tích không gian công cộng được xây dựng gấp đôi không gian riêng tư. Ngoại trừ 4 phòng trải chiếu tatami và đại sảnh, còn lại toàn bộ là không gian ngoài trời: một khu vườn lớn hình thoi, một không gian thủy cảnh lộ thiên và hành lang.
Thạch Hạo Nam cho biết: "Ở đây, ta không cần phải giao tiếp như bình thường. Chỉ cần ngồi trên ghế xếp trong vườn, nhìn núi và lắng nghe tiếng suối chảy róc rách, là sẽ thấy rất thư thái".
Ngay trước nhà, nơi có tầm nhìn rộng nhất, là khu lửa trại. Gia đình ba người thường dựng lều trên bãi cỏ để ban ngày cắm trại, ban đêm nằm ngắm sao. Nơi đây cũng thường xuyên mở cửa cho mọi người vào vui chơi, các buổi biểu diễn đồng quê cũng được tổ chức tại đây.
Phòng bếp, thư phòng, thậm chí bên ngoài hành lang đều có bố trí các cửa tò vò. Tiểu Thạch Đầu cùng những đứa trẻ khác trong xóm rất thích chơi đùa tại khu vực này.
Toàn bộ tầng hai tổng cộng chỉ có bốn phòng, thường được sử dụng làm phòng cho khách. Do chiều cao tầng của ngôi nhà cũ có hạn và cũng để giảm bớt cảm giác trầm mặc, tất cả đều được trải chiếu tatami.
Chỗ nào có phong cảnh đẹp, nơi đó sẽ có cửa sổ. Hướng Tây Bắc của ngôi nhà có tầm nhìn đẹp nhất, hướng ra con suối uốn lượn và núi non.
Thạch Hạo Nam đặc biệt thiết kế một số cửa sổ cao nhô ra khỏi tường, cùng với đó là các cửa sổ tròn quy mô nhỏ, để từ đó có thể thấy những khung cảnh đẹp nhất.
Hầu hết tất cả đá cuội đều đến dòng suối trước cửa; những tảng đá xanh có vảy được khai thác từ các ngọn núi xung quanh hoặc là thu thập từ trong thị trấn cổ.
Thạch Hạo Nam hy vọng có thể kết hợp các kỹ thuật xây dựng truyền thống của địa phương để xây dựng các bức tường đá theo kiểu cổ. Vì vậy anh đã đặc biệt mời hai bậc thầy thủ công đến để cùng thi công.
Chỉ riêng cạnh ngoài mặt tường hình cung và phòng của Tiểu Thạch Đầu đã làm mất gần một tháng. Việc này khiến tất cả mọi người đều thán phục.
Nơi này lúc sáng sớm hay chạng vạng đều có sương mù bảo phủ, ban đêm còn có thể nhìn thấy dải Ngân Hà trên cao. Chính vì vậy, hai vợ chồng quyết định đặt văn phòng làm việc tại ngôi nhà này.
Cuộc sống nửa nông thôn, nửa thành thị đáng ngưỡng mộ
Sau khi Tiểu Thạch Đầu ra đời, bà nội là người lo lắng nhất cho việc học của cháu trai. Hai vợ chồng cũng cho rằng điều kiện giáo dục và y tế ở thành phố tốt hơn, nhưng môi trường tự nhiên và không khí yên bình ở nông thôn cũng rất đáng giá.
Thạch Hạo Nam và Tạ Phương Linh đều làm công việc liên quan đến xây dựng nông thôn. Vì vậy, họ quyết định đi lại giữa cả nông thôn lẫn thành thị để có một cuộc sống toàn vẹn nhất.
Từ thứ Hai đến thứ Sáu, một trong hai vợ chồng sẽ đưa con đi học mẫu giáo trong khu đô thị, còn người kia ở lại làng để làm việc. Cuối tuần, cả gia đình lại sum họp bên nhau, tận hưởng đời sống làng quê thanh bình, không khói bụi ô nhiễm.
Tạ Phương Linh nói: "Người lớn không cần phải bỏ nông thôn vì con cái. Trẻ nhỏ cũng có thể thoát khỏi áp lực của thành phố, có thời gian để thư giãn tinh thần. Đây là mối quan hệ cha mẹ - con cái lành mạnh nhất đối với chúng tôi ở giai đoạn này. Nó cũng là sự lựa chọn tốt nhất."
Biết trẻ con thích nghịch đất đá, Thạch Hạo Nam đặc biệt thiết kế một cái ao nhỏ dưới gốc cây dẻ, dưới phủ đầy sỏi trắng được lấy từ con suối gần nhà. Tiểu Thạch Đầu rất thích dùng xẻng ở đây xếp cát, nghịch đá cùng các bạn của mình.
Gia đình cũng sẽ cùng nhau tưới hoa trong sân, hoặc tản bộ bên dòng suối. Ai cũng có một khoảng thời gian tuyệt vời.
Tạ Phương Linh nói: "Sau khi ngôi nhà này được cải tạo, nhiều bạn bè của chúng tôi đến chơi và cảm thấy rằng đây chính là cuộc sống mà họ hằng mong ước."
Mọi người thường nghĩ rằng cuộc sống đồng quê lúc nào cũng chỉ toàn một màu hồng, đẹp nên thơ và yên bình. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu nhầm lớn. Theo Tạ Phương Linh, việc bỏ phố về quê sống lâu dài đòi hỏi phải có cả tài năng lẫn kinh nghiệm phong phú.
Hiện tại, Thạch Hào Nam và Tạ Phương Linh đang cùng nhau điều hành một công ty chuyên về thiết kế. Người chồng phụ trách các phương án thiết kế, còn người vợ lo chuyện tổ chức công ty và đối ngoại. Họ luôn biết cách lắng nghe nhau, chỉ cho nhau thấy những điểm mà người kia bỏ lỡ.
Trước khi đến đây, Tạ Phương Linh cảm thấy rằng cuộc sống của cô chỉ có giá trị khi được làm việc tại các doanh nghiệp thuộc Top 500 ở các thành phố lớn. Sau này, cô cảm thấy việc cạnh tranh ở nông thôn không khốc liệt như thành phố, dường như cái gì cũng có thể thử rồi sai, việc chuyển đổi cũng tương đối tự do.
"Chúng tôi chuyển đến nông thôn sống khi đang ở độ tuổi đôi mươi, đến nay đã được 6-7 năm. Chúng tôi vẫn đang thích nghi và tự điều chỉnh bản thân. Một mặt, chúng tôi phải xem xét làm thế nào để hòa nhập mà không hòa toàn với cuộc sống địa phương."
Đối với hai vợ chồng, việc sống ở thị trấn cổ này giống như một chuyến công tác, thậm chí là một chuyến du lịch dài ngày. Họ không định ở lại đây mãi mãi nên ít bị cảm giác phụ thuộc. Việc quay trở lại cuộc sống ở thành phố cũng là một điều tương đối đơn giản.
Tuy nhiên, thái độ sống và làm việc của hai vợ chồng là như nhau. Hai người đều cảm thấy rằng việc quay trở lại cuộc sống ở thành phố là một điều tương đối đơn giản. Tâm lý của hai người đều coi đây như một chuyến công tác, thậm chí là một chuyến du lịch dài ngày, vì họ không có tâm lý cắm rễ ở đây nên sẽ ít bị bó buộc.
"Tiền ở nông thôn kiếm được rất ít. Nhưng tài sản vô hình kiếm được rất nhiều, tâm tính càng ngày càng tốt", nhà thiết kế trẻ tuổi nói.
Theo Ngọc Hà (Tổ Quốc)