Thay đổi nhận thức
Các chuyên gia tâm lý, nghiên cứu xã hội nhận định, những nỗi khổ, áp lực của người đàn ông Việt Nam xuất phát từ quan niệm trong gia đình phải có người nắm giữ vai trò trụ cột. Và, người nắm giữ vai trò này phải là đàn ông.
Trong thực tế, dù người đàn ông có làm chủ gia đình được hay không họ vẫn phải chịu áp lực này. Điều này tạo ra bi kịch người làm chủ được cũng khổ, người không làm chủ được cũng khổ.
Bởi, người làm chủ được gia đình phải lao động vất vả, lao tâm khổ tứ, phải nỗ lực làm sao cho gia đình mình không thua kém gia đình khác. Trong khi đó, người không làm chủ được thường có cảm giác bất lực, hèn kém.
Từ phân tích trên, TS. Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho rằng, để thoát khỏi những áp lực, đàn ông Việt Nam cần thay đổi nhận thức. Về quan niệm trụ cột gia đình, đàn ông không nên tự dằn vặt bản thân, luôn xem mình là người chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra kinh tế.
Thay vào đó, đàn ông nên chia sẻ trách nhiệm của người trụ cột trong gia đình với vợ. Việc này giúp gánh nặng cơm áo, gạo tiền vốn đè nặng lên nam giới sẽ được giảm bớt. Từ đó, sức khỏe của nam giới cũng được cải thiện.
TS. Khuất Thu Hồng chia sẻ: “Áp lực phải chăm sóc cha mẹ già, tiếp tục vău thay đổi nhận thức cũ, đàn ông Việt Nam sẽ không thấy nặng nề, áp lực nữa. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người đàn ông và gia đình họ cũng sẽ được nâng cao”.
Bà cũng cho rằng, điều quan trọng nhất trong gia đình là người vợ và người chồng cần thường xuyên chia sẻ để thấu hiểu và thông cảm cho nhau. “Nam giới cũng cần được quan tâm, cần một chỗ dựa vững chắc nơi người vợ để giảm đi gánh nặng tâm lý trong cuộc sống”, bà cho biết thêm.
Tái kiến tạo văn hóa
Dưới góc độ văn hóa, PGS.TS. Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life) Nguyễn Đức Lộc nhận định, cấu hình văn hóa người Việt Nam vốn dĩ xem trọng vai trò của người đàn ông trong gia đình. Điều này thể hiện qua diễn ngôn đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
Với cấu hình văn hóa này, người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột, thường trở thành một kiến tạo văn hóa trong lối giáo dục cũng như quan điểm sống. Các tiêu chí về người đàn ông Việt Nam được đề ra quá cao khiến nam giới phải cố gắng không ngừng để đạt được chúng. Họ phải đối mặt với áp lực xã hội rất lớn.
Hơn thế, các áp lực mà đàn ông Việt Nam phải chịu đựng thường đến từ rất sớm. Các nghiên cứu xã hội cho thấy, nam giới Việt Nam đã chịu áp lực trong việc tính toán, tích lũy kinh tế để thực hiện vai trò trụ cột gia đình từ khi 18 tuổi.
PGS.TS. Nguyễn Đức Lộc cho biết: “Kiến tạo văn hóa thông qua giáo dục đã xây dựng một hình mẫu đàn ông Việt Nam là phải mạnh mẽ, phải thành công... Chính vì vậy, những người đàn ông sống trong vùng văn hóa này dù chịu nhiều áp lực, đau khổ thường không dám chia sẻ, trải lòng.
Những áp lực của đàn ông Việt Nam kéo theo mối quan hệ giữa họ và phụ nữ thêm căng thẳng. Điều này cũng khiến bạo lực gia đình tăng cao”.
Để giảm tải các áp lực, nỗi khổ cho người đàn ông, PGS.TS. Nguyễn Đức Lộc cho rằng, ngoài yếu tố gia đình, xã hội cần gạt bỏ định kiến giới. Việc này nhằm mục đích giúp người đàn ông cũng như người phụ nữ không còn bị trói buộc bởi những quan niệm cũ.
Ông nói: “Chúng ta cần nhìn nhận lại vai trò người đàn ông và không nên định khung những giá trị, hình mẫu về người đàn ông như trước đây. Chúng ta phải tìm kiếm những giá trị khác bên cạnh giá trị kinh tế hay giá trị thành công của người đàn ông.
Để làm được việc này, xã hội cần tái kiến tạo văn hóa thông qua giáo dục, các công tác xã hội, diễn ngôn mới về hình tượng người đàn ông. Ngoài ra, xã hội cũng cần quan tâm đến việc giáo dục những đứa trẻ, bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái để thay đổi những định kiến về giới trong tương lai một cách bền vững”.
Theo Hà Nguyễn (VietNamNet)