Công thức đặc biệt để cha mẹ Pháp dạy con không mè nheo, ăn vạ

23/08/2017 14:06:00

Trẻ được đi lớp từ rất sớm và luôn ngủ riêng giường với cha mẹ.

Trẻ được đi lớp từ rất sớm và luôn ngủ riêng giường với cha mẹ.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va

Các bà mẹ trẻ ở Pháp thường quay trở lại với công việc khi chưa đầy 10 tuần sau sinh. Nếu họ ở nhà nhiều hơn, nó có thể là một gánh nặng về tài chính cho gia đình. Theo luật của nước này, một bà mẹ có thể chăm sóc con mình nhiều hơn 10 tuần mà vẫn đảm bảo có công việc. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cô ấy nên bỏ lương để nhận trợ cấp xã hội. Vào cuối kỳ thai sản của mẹ, bé được gửi đi nhà trẻ. Vì thế, từ khi còn ít tuổi, chúng đã được tiếp xúc với những người mới xung quanh, giúp chúng nhanh thích nghi và trở nên độc lập hơn.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-1
 
cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-2

Những đứa trẻ ở Pháp được bố mẹ huấn luyện để ngủ trên giường riêng, thậm chí là phòng riêng. Nếu một đứa trẻ thức giấc vào giữa đêm và bắt đầu khóc, người mẹ sẽ chờ vài phút rồi mới xuất hiện khi thực sự cần thiết. Bằng cách này, trẻ sẽ dần dần làm quen với việc ngủ một mình.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-3

Bố mẹ Pháp cho phép con được tự do trong khả năng xoay xở của chúng. Vì thế, việc các bố mẹ chạy nhảy cùng con trong khu vui chơi là điều hiếm gặp ở đây. Họ không can thiệp hay áp đặt con mà để chúng tự xử lý vấn đề của chính mình. Bí quyết của họ là đặt ra ranh giới giữa những điều vô hại và hành vi xấu. Chỉ những hành vi xấu mới bị trừng phạt để trẻ nhận thức rõ sự khác biệt.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-4

Ông bà chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Vào cuối tuần hoặc những kỳ nghỉ, các gia đình tụ họp thường xuyên. Tại đất nước này, bạn sẽ không khó để nhìn thấy cảnh người lớn uống cafe hay rượu trong nhà hàng hơn là dán mắt vào trông chừng bọn trẻ.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-5
cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-6

Thức ăn là một trong những phần quan trọng nhất của cuộc sống đối với người Pháp và giờ nghỉ trưa thường kéo dài ít nhất 2 giờ. Việc cùng nhau ăn cơm tối thiểu một lần mỗi ngày được người Pháp nhấn mạnh. Trẻ em và người lớn ăn cùng một loại thức ăn bởi vì ở đây không có khái niệm "đồ ăn dành riêng cho trẻ". Các bố mẹ không ép trẻ ăn những món chúng không thích nhưng phải nếm để biết mùi vị thực phẩm.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-7

Hành vi tốt sẽ theo con người lâu dài và những đứa trẻ người Pháp hiểu rõ điều này. Chúng chào hỏi những vị khách và hàng xóm; chúng kiễn nhẫn xếp hàng và nhường ghế cho người lớn tuổi trên xe buýt. Từ khi còn nhỏ, chúng học thuộc 4 câu nói lịch sự quan trọng là: "Cảm ơn", "Chúc một ngày tốt lành", "Không có gì" và "Tạm biệt".

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-8
 
cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-9

Một đứa trẻ 5 tuổi vẫn chưa biết đọc là điều phổ biến ở Pháp và các bậc cha mẹ cảm thấy thoải mái về điều đó. Tuổi thơ là quãng thời gian tuyệt vời để trẻ biết ước mơ, khám phá thế giới và học cách làm thế nào trở thành người lịch sự, có trách nhiệm. Tới năm 6 tuổi, những đứa trẻ mới bắt đầu học đọc và đếm.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-10
cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-11

Chủ nhật là thời gian hoàn hảo để đi cắm trại ở công việc, tổ chức tiệc nướng hay đạp xe ngoài trời. Người Pháp luôn có ý thức chuẩn bị cho các hoạt động thư giãn trong ngày chủ nhật.

cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-12
cong-thuc-dac-biet-de-cha-me-phap-day-con-khong-me-nheo-an-va-13

Khi đi mua sắm, những đứa trẻ luôn giữ vẻ bình tĩnh và không gào ầm lên nếu bị bố mẹ từ chối mua cho một gói kẹo. Chúng bắt đầu nhận được tiền tiêu vặt khi lên 7 tuổi và được phép sử dụng tiền cho những thứ chúng muốn. Số tiền tiêu vặt hàng tháng này thường công bằng với những đứa trẻ ở độ tuổi khác nhau.

Theo H.Nhi (Ngoisao.net)