Clip công nhân thoát nước ngâm mình dưới cống rác thải: "Công việc dơ bẩn thế đó nhưng nếu mình không làm thì ai làm?"

11/04/2017 15:43:00

Ngâm mình trong lòng cống nước ngập bùn sình, những công nhân thoát nước bỏ qua mọi cực nhọc để gánh trên mình hàng tấn rác thải mỗi ngày. Ước mơ của họ, đơn giản lắm, rằng người dân chỉ cần có ý thức một chút xíu nữa thôi để giữ gìn môi trường sạch đẹp.

Ngâm mình trong lòng cống nước ngập bùn sình, những công nhân thoát nước bỏ qua mọi cực nhọc để gánh trên mình hàng tấn rác thải mỗi ngày. Ước mơ của họ, đơn giản lắm, rằng người dân chỉ cần có ý thức một chút xíu nữa thôi để giữ gìn môi trường sạch đẹp.
 

Một ngày của những người công nhân thoát nước thuộc chi nhánh thoát nước số 5, công ty thoát nước đô thị TPHCM thường bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc vào chiều tối. Đều đặn những công việc thường nhật của họ lần lượt được hoàn thành: nạo vét cống rãnh, kiểm tra van đăng triều, trực mưa,...

Clip: Một ngày của những công nhân thoát nước. Nguồn: HTV7.

Chỉ 1 đoạn đường ngắn thôi mà có đến hàng ngàn khối bùn đất được nạo vét để đảm bảo hệ thống thoát nước được thông thoáng. Mỗi người - một tay - một việc, chuyên nghiệp và rất thuần thục!

Các anh tâm sự, cực nhất là làm việc dưới trời mưa, lấm lem bùn đất nhưng cũng không được tắm. Hễ trời mưa là phải chạy đi liền, bởi nếu không vét rác cho nước nhảy, lỡ xảy ra ngập, người dân đi lại sẽ khó khăn.

Kể về mối nhân duyên đến với cái nghề mà "không phải ai cũng chọn", hầu hết các anh đều có thâm niên hơn 20 năm. "Nghề nó chọn mình chứ mình không chọn công việc này, đến hiện tại cũng hơn 22 năm rồi. Mình đi làm thì có người dân họ cũng thương, cũng có người đi ngang chịu không nổi phải bịt mũi, mình thấy cũng tủi lắm. Công việc nó khó khăn, dơ bẩn thế đó, nhưng nếu mình không làm thì ai làm?".

Clip những người công nhân thoát nước ngâm mình dưới cống rác thải: Công việc dơ bẩn thế đó nhưng nếu mình không làm thì ai làm? - Ảnh 2.

Công việc đầu tiên trong ngày chính là não vết cống rãnh. Ảnh cắt từ clip.

Có lẽ cực nhọc nhất trong những chuỗi công việc kể trên của những người công nhân thoát nước chắc là khi các anh nhận nhiệm vụ ngâm mình trong lòng cống nước ngập tràn mớ bùn sình.

Mùi hôi, rác thải, chất độc hại,... bủa vây xung quanh, nhưng những người công nhân vẫn phải hàng ngày xuống dưới lòng cống từ 30 phút đến 1 tiếng vớt nào những túi ni lông, những hộp xốp, thậm chí là tảng mỡ bò do 1 cơ sở nào tiện tay vứt xuống.

Các anh kể, những lúc ngạt quá không thể chịu nổi cũng chỉ được ngoi lên mặt đất nghỉ ngơi tầm 10-15 phút rồi lại xuống tiếp tục công việc.

Clip những người công nhân thoát nước ngâm mình dưới cống rác thải: Công việc dơ bẩn thế đó nhưng nếu mình không làm thì ai làm? - Ảnh 3.

Xung quanh họ luôn là bốn bề rác thải dưới lòng cống. Ảnh cắt từ clip.

Clip những người công nhân thoát nước ngâm mình dưới cống rác thải: Công việc dơ bẩn thế đó nhưng nếu mình không làm thì ai làm? - Ảnh 4.

"Công việc dơ bẩn thế đó nhưng nếu mình không làm thì ai làm?". Ảnh cắt từ clip.

Nghỉ trưa dưới 1 góc vỉa hè, mỗi anh một phần cơm tranh thủ ăn nghỉ lấy sức cho buổi "chiến đấu" vào giờ chiều. Những niềm vui nho nhỏ trong ngày đã xua đi cái oi bức của khí trời phương Nam và tiếp thêm động lực cho những người "chiến sĩ".
 
Mong ước lớn nhất của những người công nhân, đơn giản lắm, rằng người dân chỉ cần có ý thức một chút xíu nữa thôi để giữ gìn môi trường sạch đẹp.

Bạn có thể thấy, rằng hàng ngày đôi khi chúng ta do vô ý hay cố tính vẫn thường vung tay vứt rác mà chả thèm quan tâm chúng sẽ đi về đâu. Rác trôi ra sông? rồi sẽ ra biển? hoặc đi đâu đó... miễn rác không còn ở nhà mình là... sạch. Chính suy nghĩ đó đã đè nặng thêm đôi vai của những người công nhân thoát nước.

Clip những người công nhân thoát nước ngâm mình dưới cống rác thải: Công việc dơ bẩn thế đó nhưng nếu mình không làm thì ai làm? - Ảnh 5.

Giờ nghỉ trưa mỗi người mỗi hộp cơm mỗi góc vỉa hè. Ảnh cắt từ clip.

Họ chẳng than trời kêu đất, họ yêu cái nghề vì nó tự đến với bản thân mình, họ yêu thích nhìn những tấn rác được đem đi tiêu hủy đúng cách mà không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Đôi khi có tủi, có cực nhưng các anh cũng vội quên và lại vội cười. Cười vì hy vọng, vì mong ước rằng môi trường sẽ ngày càng xanh - sạch - đẹp!

Theo M.Nhân (Thời Đại)

Nổi bật