1. Chảy nhiều máu
Điều cần làm đầu tiên đó làm máu ngừng chảy. Bạn cần dùng bàn tay hoặc bất cứ thứ gì đang có, ép chặt xuống động mạch gần vết thương. Ngay lập tức gọi cấp cứu và cần giữ áp lực lên vết thương cho tới khi có người tới giúp đỡ.
Đừng quan tâm nhiều về việc dụng cụ cầm máu có thể gây nhiễm trùng, vì nó có thể giải quyết sau này. Điều quan trọng nhất là không được để bệnh nhân mất quá nhiều máu.
2. Nghẹt thở
Bạn nên để cơ thể nạn nhân uốn cong về phía trước, giữ chắc và đẩy mạnh từ phần lưng giữa bả vai. Nếu không có tác dụng, bạn có thể đẩy bụng bằng cách ôm eo nạn nhân từ phía sau, hai tay đan chặt và đẩy hướng về phía trên rốn.
Những cách trên không nên dùng nếu bệnh nhân bị tổn thương bên trong, đặc biệt là phần xương sườn.
3. Gãy xương
Điều bạn cần làm là giữ cho phần bị gãy không bị xê dịch, Không nắn bóp hoặc cử động nhiều. Buộc băng cố định nẹp ở trên, dưới, khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.
Nếu không có băng và nẹp, cần cố định tay vào người hoặc đối với chân là buộc chặt với chân còn lại. Cần chú ý không được buộc quá chặt vì có thể cản trở sự tuần hoàn của máu.
4. Tim ngừng đập
Khi ép tim ngoài lồng ngực cho người lớn: hai tay đè lên nhau, dùng lòng bàn tay của tay bên dưới ép vào ngực bệnh nhân, ngón tay cái của tay bên dưới cần đối diện với cằm hoặc chân của người bệnh.
Với người lớn thì dùng cả lòng bàn tay, còn với trẻ nhỏ chỉ nên dùng 2 ngón tay. Chỉ thực hiện ép tim khi đã đặt bệnh nhân lên một mặt phẳng vững chắc.
Theo Tuấn Anh (Sohuutritue.net.vn)