Ai cũng có quyền mơ ước có một hạnh phúc tròn đầy, viên mãn. Những phụ nữ từng trải qua đổ vỡ, thất bại trong hôn nhân hàng khao khát một hạnh phúc thực sự, nhưng hạnh phúc đó nên bao gồm cả hạnh phúc của con họ - những đứa trẻ đã phải gánh chịu tổn thương tâm lý khi bố mẹ chúng ly hôn.
Vào cuối tháng 2 vừa qua, một đám cưới ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng nước này, khi con riêng của cô dâu khóc lóc ầm ĩ trên sân khấu, cầu xin bố dượng cho mình đi theo nhưng không được.
Theo người trong cuộc, cô dâu là một bà mẹ đã ly hôn với chồng cũ vì bất hòa tình cảm. Trước khi đường ai nấy đi, cả hai từng có với nhau một cậu con trai, nhưng khi ly hôn rồi, người đàn ông lại nhất quyết không chịu nuôi con.
Sau người phụ nữ còn có một em trai nên gia đình ruột thịt cũng không giúp được gì nhiều, nên chị chỉ có thể vừa đi làm vừa chăm con vô cùng vất vả. Thấy cuộc sống làm mẹ đơn thân quá khó khăn, gia đình khuyên chị nhân lúc đang còn trẻ thì nên đi tìm hạnh phúc mới và bắt đầu cuộc sống mới.
Người phụ nữ cũng muốn tìm người chia sẻ gánh nặng với mình nên bắt đầu bước vào những buổi hẹn hò mù quáng. Tuy nhiên khi biết chị từng có một đời chồng, lại còn đèo bòng thêm đứa con, các đối tượng đều từ chối gặp chị.
Mãi sau mới có một người đàn ông bằng lòng gặp chị. Hai người yêu nhau được một thời gian ngắn thì anh ta ngỏ lời cầu hôn. Bởi, tuy chưa từng kết hôn nhưng vì đã lớn tuổi nên cả anh và gia đình nếu nóng lòng lập gia đình, sinh con sớm.
Người đàn ông cho biết, anh không hề để tâm tới việc bạn gái từng “lỡ một lần đò” và có một đứa con. Tuy nhiên, anh thẳng thừng từ chối nuôi dưỡng đứa trẻ đó, vì anh cảm thấy áp lực nuôi dưỡng con cái quá lớn nên mong bạn gái gửi con lại cho chồng cũ nuôi hoặc để bà ngoại nuôi nấng, hàng tháng sẽ gửi chút tiền trợ cấp.
Sau khi suy nghĩ về điều đó, người phụ nữ đã đồng ý với yêu cầu của bạn trai. Vì chồng cũ sắp tái hôn và từng nói rõ không muốn nuôi con trai của hai người, nên chị chỉ đành gửi gắm con cho mẹ ruột của mình. Tuổi già sức yếu, biết nuôi dưỡng một đứa trẻ là điều không hề dễ dàng nhưng cuối cùng người mẹ vẫn đồng ý nuôi cháu vì hạnh phúc của con gái.
Vào ngày cưới, cậu con trai cũng cùng bà tới dự đám cưới của mẹ. Sợ bị mẹ bỏ rơi, cậu bé liền chạy lên sân khấu ôm chân bố dượng hãy mang theo mình và khóc lóc không ngừng.
Chú rể rất không hài lòng về việc này, anh cho rằng đây là âm mưu của đàng gái, bắt ép anh phải nuôi đứa trẻ. Vì vậy tại hôn trường, ngay trước mặt tất cả quan khách, chú rể trực tiếp bày tỏ việc không muốn nuôi con riêng của vợ.
“Chẳng phải ban đầu chúng ta đã thỏa thuận không nuôi con rồi mà?”, chú rể lạnh lùng hỏi, mặc kệ đứa trẻ khóc lóc, van xin. Cô dâu đứng bên cạnh tuy thương con nhưng không biết làm nên thế nào, chỉ trơ mắt đứng nhìn trong bất lực, lặng lẽ rơi nước mắt.
Chứng kiến cảnh này, quan khách bên dưới khán đài thất thần nhìn nhau, không biết nên nói gì. Chung quy lại, đứa nhỏ là đáng thương nhất khi phải xa cả bố lẫn mẹ.
Sự việc nhanh chóng thu hút nhiều bình luận trái chiều, đa số mọi người chỉ trích cặp đôi. Một số người để lại bình luận: “Nếu là tôi, tôi sẽ không lấy người đàn ông kia. Nếu tái hôn, nên chọn người đối xử tốt với con riêng của mình, còn như vậy thà ở vậy một mình nuôi con còn hơn”, “Đứa trẻ thật đáng thương, tôi thấy người mẹ này thật ích kỷ khi chỉ biết lo cho hạnh phúc của mình”, “Người đàn ông kia thật máu lạnh”,...
Tuy nhiên vẫn có một vài người bênh vực và đồng tình với cách làm của chú rể. “Con chung con riêng là vấn đề rất phức tạp. Anh ta thấy không đủ khả năng nuôi đứa trẻ nên nói rõ với vợ ngay từ đầu rồi. Sau đó là chọn lựa của cô dâu, nên ở đây chú rể chẳng có lỗi”, một người bình luận.
Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, các bà mẹ đơn thân cũng vậy. Tuy nhiên khi trước khi quyết định đến với ai, nên tìm hiểu đối phương và gia đình nửa kia thật kỹ càng. Nên xem xét người chồng thứ 2 có yêu thương con mình hay không, anh ta có thể trở thành bố của con mình, có thể mang lại hạnh phúc cho hai mẹ con hay không. Hay, cuối cùng anh ta chỉ coi con bạn là gánh nặng?
Khi một cuộc hôn nhân lụi tàn, con trẻ sẽ là người chịu tổn thương nhất. Bạn có đành lòng để con vừa mất bố, vừa phải xa mẹ không?
Theo Hạo Phi (Tri Thức & Cuộc Sống)