Bác sĩ 9x cầm máy chụp ảnh con chào đời suốt ca mổ

17/06/2016 09:28:00

Dù cay cay sống mũi khi chứng kiến con khóc thét vì đói, bác sĩ Lợi ở TP HCM vẫn kiên nhẫn cho bé bú từng giọt sữa non vài giờ đầu sau khi chào đời.

 

Dù cay cay sống mũi khi chứng kiến con khóc thét vì đói, bác sĩ Lợi ở TP HCM vẫn kiên nhẫn cho bé bú từng giọt sữa non vài giờ đầu sau khi chào đời.

Muốn ghi lại khoảnh khắc con yêu ra đời, bác sĩ Hồ Ngọc Lợi ở TP HCM tự cầm máy thực hiện bộ ảnh mang tên "Chào con" trong phòng mổ. Bộ ảnh nhanh chóng được chia sẻ khắp mạng xã hội sau khi xuất hiện trên trang cá nhân của bác sĩ này hôm 6/6. Ông bố trẻ cho biết anh chuẩn bị tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và chưa đi làm. Vợ anh cùng trong ngành với chồng.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-1

Với anh Lợi, vào phòng mổ là chuyện thường ngày từ những buổi đầu đi bệnh viện. Theo anh, ca mổ nào cũng vậy, cần đặt vấn đề an toàn của bệnh nhân lên trên hết."Ca mổ của bà xã cần sự tin tưởng rất lớn nên tôi nhờ êkíp bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương mổ giúp mới yên tâm cầm máy chụp", anh Lợi nói.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-2

Tự tay ghi lại từng bước con ra đời trào dâng trong anh cảm xúc "vui không tả được". Mỗi tấm ảnh là niềm hân hoan, hạnh phúc vô cùng. Niềm hạnh phúc liên tục tăng dần trong quá trình mổ khiến anh càng chụp càng hăng, không dám dừng lại phút nào vì sợ lỡ khoảnh khắc đáng nhớ. Anh kể tối hôm mổ bắt con tất bật, hối hả như chạy show diễn.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-3

Anh Lợi giải thích sở dĩ tự chụp vì trong phòng mổ phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trong đó vô khuẩn là hàng đầu. Ông bố trẻ cho biết khó khăn khi thực hiện bộ ảnh chính là sợ những lúc chú tâm quá làm ảnh hưởng đến quá trình mổ. Vì an toàn của mẹ và bé, anh phải rất cẩn trọng khi di chuyển hay nói chuyện.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-4

Anh Lợi chia sẻ để vợ sinh mổ là sự lựa chọn của gia đình, còn về y khoa thì chưa thực sự cần thiết. Hai vợ chồng đều làm ngành y nên hiểu sinh mổ thật sự không tốt bằng sinh thường vì các vấn đề sau đó như da kề da, bú sữa non, thời gian phục hồi của mẹ.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-5

Bé Canon nhà anh Lợi bị dây rốn quấn cổ hai vòng.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-6

Anh hiểu điều gì tốt nhất cho con nên những phương pháp như da kề da, kẹp rốn, 72 giờ vàng sữa non được áp dụng triệt để.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-7

Anh Lợi tự tay làm rốn, tiêm vitamin K, nhỏ mắt, thay tã, quần áo, quấn khăn cho con."Cảm giác thật lạ so với những lần trước", anh Lợi viết.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-8

Sau phẫu thuật, vợ anh ê ẩm, khó trở mình hay ngồi dậy. Sữa non chơi vơi từng giọt nhưng anh vẫn muốn dành thứ quý giá ấy cho con, thay vì ăn sữa ngoài.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-9

"Bế con trai trên tay từ phòng sinh sang phòng hồi sức nơi mẹ đang nằm để con được bú. Dù ít, chỉ vài giọt sữa vàng óng ả thôi nhưng quý lắm con trai ạ. Không phải đứa bé nào sinh ra cũng được những giọt mật vàng quý giá đó đâu", anh Lợi tâm sự trên trang cá nhân.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-10

Trong khi các bé cùng phòng đều được gia đình cho bú sữa ngoài, con trai anh lại không. Bé é lên nhiều lần, thậm chí khóc thét vì đói. Động tác bú của con chưa thuần thục, sai nhiều nên khó ra sữa."Cả nhà cũng hiểu điều đó nên cùng nhau vắt từng giọt tinh túy ấy cho con qua cơn đói hiện tại. Biết là khó và cực lắm nhưng cả nhà đã vượt qua rồi đó. Nhiều lần, các gia đình bên cạnh hỏi bà sao không cho cho con măm sữa ngoài. Bà cũng áp lực lắm, nói mà rớm nước mắt 'cho bé bú sữa thêm nhé con'. Dù cay cay sống mũi nhưng ba biết điều đó chỉ tốt với con giây phút này thôi, chứ không phải điều tốt nhất. Vì thế, tiếp tục chịu khó con trai ạ", ông bố trẻ giãi bày.

bac-si-9x-cam-may-chup-anh-con-chao-doi-suot-ca-mo-11

Bé Canon chào đời hôm 30/5 và nặng hơn 3 kg.


Theo H.Phương (Ngoisao.net)