1. Chọn số lượng quần áo và thời gian giặt phù hợp
Chú ý số lượng quần áo và thời gian giặt giúp bạn tiết kiệm điện, nước và thời gian, quần áo được giặt sạch hiệu quả và máy giặt bền hơn.
Nếu gia đình bạn có nhiều thành viên hoặc giặt quần áo nhiều cùng một lúc, bạn nên trang bị máy giặt có khối lượng giặt lớn hơn nhu cầu khoảng 1 kg để đảm bảo máy giặt hoạt động ổn định hoặc chịu khó chia ra nhiều lần giặt. Số lượng quần áo quá đầy lồng giặt sẽ khiến quần áo không được giặt sạch hiệu quả, động cơ hoạt động quá tải. Bạn nên để số lượng quần áo từ 1/2 đến tối đa 3/4 lồng giặt.
Hiện nay, các máy giặt đều có các chế độ giặt cho loại vải riêng biệt. Mỗi chế độ sẽ có khối lượng giặt, thời gian giặt riêng biệt mà bạn có thể tham khảo chi tiết trong sách hướng dẫn. Chọn chế độ phù hợp với chất liệu vải cùng thời gian giặt tùy theo độ bẩn để máy giặt hoạt động tiết kiệm, hiệu quả.
Xà phòng và nước xả cũng là một yếu tố bạn nên quan tâm. Xà phòng và nước xả không phù hợp sẽ không được hòa tan hết và đóng cặn, dính lên quần áo. Với mặt giặt cửa ngang, bạn nên sử dụng nước giặt và bạn có thể linh động sử dụng bột giặt hoặc nước giặt cho máy giặt cửa trên.
2. Vệ sinh máy giặt thường xuyên
Hoạt động lâu ngày, nếu không được vệ sinh, máy sẽ bị đóng cặn bã trong và ngoài lồng quay, dẫn đến tăng độ ma sát khiến máy chạy gây tiếng ồn. Hơn nữa, nếu không được vệ sinh, phèn, rong rêu, đất cát sẽ đóng ở các van dẫn, van xả, làm cho nước vào không chính xác gây lãng phí điện năng cũng như khiến quần áo giặt không được sạch.
Tùy theo tần suất sử dụng mà bạn nên vệ sinh lồng giặt và toàn bộ máy giặt từ 3 - 6 tháng/lần. Nếu máy giặt của bạn không có chế độ tự vệ sinh lồng giặt, đặt thời gian giặt lâu nhất và cho máy hoạt động mà không có quần áo và xà bông. Nếu máy có chế độ giặt nước nóng, hãy đặt nhiệt độ cao nhất.
Bạn có thể tự vệ sinh máy tại nhà, mà không cần gọi thợ bằng cách dùng những viên vệ sinh máy giặt. Nếu không mua được viên vệ sinh máy giặt, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu sau: 2 cốc dấm ăn, 1/4 cốc bột baking soda, 1/4 cốc nước sạch, 1 miếng bọt biển.
Đầu tiên, bạn trộn bột baking soda và nước với nhau, đây chính là chất tẩy rửa chủ đạo để làm sạch máy giặt. Cho hỗn hợp bột baking soda vừa trộn vào trong khay đựng chất giặt tẩy của máy giặt, và đổ giấm ăn vào lồng giặt. Nếu máy giặt không có khay đựng chất giặt tẩy riêng, có thể đổ trực tiếp hỗn hợp bột baking soda và giấm ăn vào lồng giặt.
Đóng cửa và khởi động máy chạy đủ một chu kỳ giặt hoàn chỉnh, để bột baking soda và giấm ăn hòa tan cặn vôi và nấm mốc một cách tự nhiên, đồng thời khử sạch mùi hôi.
Sau khi máy dừng, lấy một miếng bọt biển sạch cọ xung quanh miệng máy giặt để loại bỏ cặn bẩn và nấm mốc tích tụ lâu ngày, lau sạch lại với nước.
Dùng các thiết bị cọ rửa thông thường để vệ sinh viền cửa cao su, mặt trong của nắp máy, ngăn đựng nước xả và xà phòng. Đây là nơi thường bị ẩm, sản sinh khá nhiều vi khuẩn, vì vậy việc vệ sinh là cần thiết. Với vỏ ngoài, bạn rút điện trước và dùng khăn mềm làm ẩm vào lau nhẹ nhàng.
Trong khi làm vệ sinh, bạn có thể kiểm tra ngay luôn được hệ thống có bị rò rỉ hay không để biết cách sữa chữa kịp thời. Nếu bạn không thể tự làm, hãy nhờ đến các nhân viên sữa chửa và bảo trì máy giặt làm thay giúp bạn.
3. Luôn vệ sinh hộp đựng xà phòng
Xà phòng dễ bám chặt và đóng chặt lại ở các góc hộp và nảy sinh vi khuẩn lâu ngày. Việc vệ sinh hộp đựng xà phòng là điều bạn nên nhớ trước khi giặt quần áo nhé. Vệ sinh sạch sẽ mọi ngõ ngách sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi phơi những chiếc quần áo vừa giặt xong.
4. Dùng bột giặt thích hợp
Nên sử dụng lượng bột giặt vừa phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất bột giặt. Không phải cứ cho nhiều là sẽ sạch quần áo hơn đâu nhé. Cho lượng vừa phải vừa giúp bạn tiết kiệm, vừa sạch quần áo và đảm bảo chu trình cho máy giặt hoạt động an toàn nhất.
Để cách sử dụng máy giặt đúng cách các bạn không nên cho quá ít sẽ làm quần áo không sạch như mong muốn, hãy sử dụng đúng lượng hướng dẫn bởi theo các chuyên gia đã được tính toán và đo lường cẩn thận. Bạn nên sử dụng đúng như hướng dẫn.
Theo TH (Nhịp Sống Việt)