Giày đi lâu có mùi hôi là chuyện rất bình thường trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân khiến cho đôi giày của bạn bị hôi như thường xuyên đi 1 đôi giày, không đi tất, không vệ sinh chân trước khi mang giày... Hoặc, một số loại giày được làm từ chất liệu không thấm hơi, như nhựa hoặc vinyl. Điều này khiến cho chân không thể thoát hơi mồ hôi, góp phần tạo điều kiện cho vi khuẩn và mùi hôi phát triển.
Ngoài ra, nếu giày của bạn tiếp xúc với môi trường ẩm ướt như trong mùa mưa hoặc khi bạn đi vào nơi có độ ẩm cao, giày có thể hấp thụ nước và khó khô hoàn toàn. Điều này làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, góp phần tạo nên mùi hôi.
Việc để giày bị hôi sẽ khiến bạn kém tinh tế trong mắt người đối diện, làm cho bạn thiếu tự tin và thiếu chủ động trong giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là 8 biện pháp làm sạch giày mà bạn nên thử để không phải nghe những lời bàn tán khó chịu về mùi hôi chân hoặc giày của mình:
1. Banking Soda
Ngoài tác dụng chính là vệ sinh các đồ dùng, thiết bị nhà bếp, nhà vệ sinh,...baking soda còn có khả năng khử mùi tốt và làm sạch giày. Bạn chỉ cần lấy khoảng 2 muỗng cafe baking soda rồi cho vào bên trong đôi giày, dùng tay lắc nhẹ để baking soda rải đều xuống tới vị trí đầu mũi giày và để qua đêm.
2. Banking Soda cùng với bột bắp, bột nở
Nếu banking Soda đã thuyết phục được bạn, bạn cũng có thể dùng kết hợp với bột bắp và bột nở. Hãy trộn 3 loại nguyên liệu trên, rải đều hỗn hợp bột vào trong giày và để qua đêm.
3. Xà phòng khô
Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhét 2 bánh xà phòng khô vào trong 2 chiếc giày và để chúng qua đêm. Xà phòng sẽ hấp thụ vi khuẩn và mùi hôi, đồng thời tỏa ra mùi thơm dễ chịu.
4. Giấm trắng
Một biện pháp tự nhiên khác để trung hòa mùi hôi của giày là giấm trắng, loại giấm này cũng dễ dàng trong nhà bếp và dễ mua trong siêu thị. Bạn có thể pha loãng nước và giấm theo tỉ lệ 1:1 sau đó đổ vào bình xịt và xịt vào giày, mang phơi ngoài ánh nắng trực tiếp sẽ giúp cho giày giảm bớt mùi hôi.
5. Tinh dầu
Ngay cả tinh dầu cũng có thể là đồng minh tuyệt vời để chống lại mùi hôi của giày. Trong số những loại phù hợp nhất để có hiệu quả xuất sắc phải kể đến tinh dầu khuynh diệp, đinh hương hoặc dầu lá trà. Hiệu quả của các loại tinh dầu này đã được chứng minh và công bố trên tạp chí Mycobiology, nó có mùi thơm dễ chịu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và trung hòa mùi hôi. Bạn chỉ cần nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào trong giày là đã mang lại kết quả bất ngờ. Bạn cũng có thể kết hợp với baking soda hoặc giấm, như đã mô tả bên trên. Ngoài ra, nếu bạn không muốn bôi dầu trực tiếp lên giày, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn giấy và đặt chúng vào trong giày của bạn qua đêm
6. Phơi khô giày dưới ánh nắng mặt trời
Như đã nói, mùi hôi của giày được tạo ra do độ ẩm và mồ hôi, ánh nắng có khả năng loại bỏ các loại vi khuẩn sinh sôi và khử mùi hôi của giày cực kỳ hiệu quả. Đây cũng là cách khử mùi hôi giày nhanh gọn và đỡ tốn thời gian nhất.
Bằng cách này, độ ẩm dư thừa sẽ được làm khô, đặc biệt là sau khi chạy. Nên phơi giày dưới ánh sáng mặt trời trong vài giờ để giày khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.
Để ngăn mùi hôi hình thành bên trong giày, bạn phải luôn sử dụng tất để thấm mồ hôi từ chân, nhất là những người hay ra mồ hôi chân. Điều cần thiết là tất phải được làm từ chất liệu thoáng khí không có nylon, tất làm từ cotton là tốt nhất.
7. Giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ
Đôi chân đổ nhiều mồ hôi hoặc không được vệ sinh kỹ càng cũng có thể khiến đôi giày nhanh ám mùi hôi. Bạn nên thực hiện các biện pháp sau để làm sạch đôi chân của mình, ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi tại các kẽ móng chân hoặc ngón chân:
8. Thay đế giày
Cuối cùng, nếu giày của bạn đã cũ và bạn muốn tiếp tục sử dụng chúng, bạn nên kiểm tra xem đế giày có quá mòn không. Nếu đế giày đã mòn, bạn nên thay đế giày mới.
HL (SHTT)