Khi những người thông minh nhận ra những sai lầm của mình, họ thường chấp nhận thất bại và đặc biệt biết rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm đó.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Michigan đã phát hiện ra rằng, những người tin rằng họ có thể học hỏi từ các sai lầm sẽ thực sự có cơ hội để thay đổi. Ngược lại, những người luôn cho rằng trí thông minh là do bẩm sinh sẽ tự hạ thấp mình và bỏ lỡ nó.
2. Tranh luận một cách thông minh
Người có thể đưa ra ý kiến tranh luận mà không xúc phạm người khác, soi mói hay phớt lờ ý kiến của người khác là người thông minh hơn.
Theo tiến sĩ Travis Bradberry, tác giả của cuốn sách Emotional Intelligence 2.0, những người có khả năng nhìn vấn đề theo nhiều hướng là tài năng hơn người.
Họ không chỉ biết chăm chăm bảo vệ ý kiến của mình mà còn đặt mình vào lập trường, quan điểm của người khác để thuyết phục. Điều này đồng thời cũng làm mối quan hệ hai bên trở nên tốt đẹp hơn bằng cách thể hiện sự tôn trọng người khác ngay cả khi không đồng quan điểm.
|
Người thông minh luôn biết đặt mình vào vị trí người khác. |
3. Không tự cho rằng mình thông minh
Những người thông minh thực sự không có xu hướng nghĩ rằng họ thông minh. Ngược lại, những người kém thông minh luôn đánh giá cao bản thân và không nhận ra được năng lực thực sự của mình.
Hiện tượng gọi là “hiệu ứng Dunning-Kruger”. Dunning và Kruger cho biết, trong 4 nghiên cứu họ nhận thấy rằng những người tham gia vào các bài kiểm tra về sự hài hước, ngữ pháp và logic đã đánh giá quá cao vào khả năng và năng lực của họ.
12% số người tham gia khảo sát đạt điểm thấp hơn so với bài kiểm tra nhưng họ tự đánh giá mình xếp hạng 62. Trong khi đó, những người có khả năng thực sự có xu hướng đánh giá thấp năng lực tương đối của họ.
4. Thích cười đùa
Nghiên cứu từ đại học Vienna cho thấy những tín đồ của câu đùa quái gở có xu hướng ghi điểm nhiều hơn về khả năng lập luận ngôn ngữ và hình ảnh.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trên 159 người trưởng thành bằng cách cho họ đánh giá phim họat hình người lớn - sau đó thống kê sử dụng thước đo trí thông minh tiêu chuẩn và bài kiểm tra tâm lý.
Những kết quả này ủng hộ giả thuyết cho rằng, kể một câu chuyện hài hước cần vận dụng cả não bộ và cảm xúc. Đây chính là biểu hiện của người thông minh.
Biểu hiện của người thông minh là thích cười đùa. |
5. Thích một mình
Các nhà nghiên cứu từ Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London và Đại học Quản lý Singapore phân tích dữ liệu từ một cuộc khảo sát lớn gồm 15.000 người, từ18 đến 28 tuổi qua các bài kiểm tra IQ.
Họ nhận thấy rằng, đối với cả người có chỉ số IQ thấp và rất cao, sống ở các khu vực đông dân đều không hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu viết: "Những người thông minh hơn có tiêu chí hài lòng cuộc sống thấp hơn. Họ không thích kết nối với cuộc sống bên ngoài và giao lưu thân thiết với bạn bè".
Thông minh thường đi liền với đơn độc bởi họ luôn muốn tự do hưởng thụ mọi thứ và khó lòng cởi mở với bên ngoài.
6. Lười vận động
Nhiều người có xu hướng thích ngồi xem TV hay chơi điện tử thâu đêm và không bao giờ tự kéo mình đến phòng tập thể dục. Nhưng chính sự lười biếng đó có thể là một dấu hiệu cho thấy họ là một nhà tư tưởng sâu sắc hoặc có những ý tưởng độc đáo.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Florida Gulf Coast đã đánh giá 60 tình nguyện viên sử dụng bài kiểm tra mang tên 'Sự cần thiết cho nhận thức' - chia họ thành 'các nhà tư tưởng' và 'những người không phải là nhà tư tưởng'.
Sau đó, các nhà khoa học theo dõi hoạt động thể chất của họ trong một tuần và nhận thấy rằng những người không phải là nhà tư tưởng có xu hướng chủ động hơn.
Họ thích ở nhà xem TV thay vì ra ngoài vận động. |
7. Không hay đăng những câu nói triết lý giả tạo lên Facebook
Theo một nghiên cứu, những người hay đăng những dòng trạng thái “so deep” lên trên mạng xã hội thường không được thông minh cho lắm. Các nhà tâm lý học đã tiến hành thí nghiệm trên 845 tình nguyện viên để xác định mức độ tiếp cận của họ đối với những câu nói có vẻ trí tuệ này.
Những người kém thông minh thường đăng những câu nói triết lý trên mạng xã hội |
Trên tạp chí Judgment and Decision Making (Phán đoán và Đưa ra Quyết định), nhà tâm lý học nhận thức Gordon Pennycook - hiện làm việc tại Đại học Waterloo, Ontario, Canada, và đồng thời cũng là người dẫn đầu nghiên cứu trên, cho biết:
“Trong xã hội hiện nay, nhiều người đang tập trung vào những thứ sâu sắc vớ vẩn với những câu nói tưởng chừng mang ý nghĩa sâu xa và đầy tính trí tuệ nhưng thực ra lại không mang bất cứ hàm ý gì.
Nghiên cứu này đã chứng minh, những người có xu hướng tiếp nhận những điều này thường có khả năng nhận thức không cao, do vậy luôn cảm thấy mình thông minh và thường xuyên chia sẻ những câu nói tưởng chừng trí tuệ đó".
8. Là con cả trong gia đình
Những đứa trẻ được sinh ra đầu tiên thường là thông minh nhất. Các nhà nghiên cứu của trường đại học Edinburgh nhận thấy rằng tất cả những đứa trẻ này đều nhận được hỗ trợ tinh thần to lớn và sự chăm sóc cẩn thận từ cha mẹ, giúp chúng phát triển kỹ năng tư duy.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp lý giải hiệu ứng thứ tự sinh con khi những đứa con đầu lòng thường có mức thu nhập cao hơn sau này.
Theo Khổng Hà (VietNamNet)