7 thói quen bạn có thể học từ những người siêu tiết kiệm

24/04/2017 09:26:00

Duy trì một lối sống tiết kiệm trong khi thu nhập của bạn tiếp tục tăng thêm sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình sớm hơn.

Duy trì một lối sống tiết kiệm trong khi thu nhập của bạn tiếp tục tăng thêm sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình sớm hơn.

7 thói quen bạn có thể học từ những người siêu tiết kiệm - Ảnh 1.

Họ trả lương cho mình trước

Thanh toán các hóa đơn đúng thời hạn là điều quan trọng đối với việc quản lý tài chính, nhưng còn việc trả lương cho chính bạn vì đã góp một phần công sức vào việc đó thì sao? Những người mà xem con người tương lai của họ quan trọng như số tiền nợ phải trả hàng tháng thì hiệu quả hơn trong việc tạo dựng tài khoản tiết kiệm. Để tạo nên khoản tiết kiệm của bạn một cách nhất quán, hãy bắt đầu “trả lương cho chính bạn trước” bằng cách dành ra một số tiền cho tài khoản tiết kiệm của bạn vào mỗi kì thanh toán hóa đơn.

Hãy đối xử với tài khoản này giống như cách bạn sẽ đối xử với một hóa đơn định kì, và nếu có thể, hãy làm cho việc này trở thành tự động. Bạn có thể tải xuống công cụ như Digit, giúp bạn xem lại việc chi tiêu và tìm thấy những khoản tiền không sử dụng để chuyển vào một tài khoản tiết kiệm được FDIC bảo hiểm (FDIC là tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang của Mỹ).

Họ tránh lạm phát lối sống

Khi được tăng lương, bạn rất dễ bị cám dỗ xài nhiều tiền hơn vào những điều khiến cho mình hạnh phúc. Tuy nhiên, lý thuyết “vòng xoáy khoái lạc” cho rằng dù tăng thu nhập có thể làm cho chúng ta cảm thấy như thể mình được tiêu xài nhiều hơn, nhưng món tiền bất ngờ mới có được ấy rốt cuộc sẽ khiến chúng ta không thỏa mãn như trước khi được tăng lương vì nhu cầu của chúng ta không biến mất, mà chỉ trở nên lớn hơn. Những người tiết kiệm có hiểu biết biết cách tránh lạm phát lối sống trong các giai đoạn có thu nhập tăng và thay vào đó họ đầu tư vào bản thân, chẳng hạn như tăng đóng góp vào hưu trí hay chuyển số tiền tăng thêm ấy vào một tài khoản tiết kiệm, quỹ khẩn cấp hay một mục tiêu tài chính nào đó khác.

Họ sống tiết kiệm

Xài ít hơn số tiền bạn kiếm được là chìa khóa để có thể sống sót về mặt tài chính, nhưng nhiều người trong số chúng ta lệ thuộc vào thẻ tín dụng để có tiền cho lối sống của họ. Với hơn 16.000 USD nợ tín dụng mà mỗi hộ gia đình Mỹ đang gánh, nhiều người trong chúng ta đang phải vất vả để hiểu được những gì mình có thể và không thể trang trải. Người tiết kiệm thành công biết rất rõ về điểm đó và thường sống tiết kiệm dù đang có thu nhập đủ trang trải cho một vài thứ xa xỉ.

Chẳng hạn, Warren Buffett vẫn sống trong ngôi nhà ông mua với giá 31.500 USD cách đây gần 60 năm dù ai cũng biết ông là một trong những người giàu nhất hành tinh. Hãy học điều này từ Buffett: Duy trì một lối sống tiết kiệm trong khi thu nhập của bạn tiếp tục tăng thêm sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình sớm hơn.

Họ tiết kiệm cho việc về hưu

Nhiều chuyên gia đề xuất rằng bạn nên đóng góp 10% đến 15% thu nhập của mình cho kế hoạch hưu trí. Dù điều đó không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, nhưng những người tiết kiệm thành công biết cách đóng góp ít nhất bằng với những gì công ty họ sẽ có khả năng chi trả tương ứng. Nếu ông chủ của bạn đề nghị dành 3% thu nhập của bạn vào khoản tiết kiệm cho hưu trí thì bạn nên chấp nhận, nếu không thì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội để có được số tiền đó.

Ngoài ra, vì số tiền góp vào khoản tiết kiệm hưu trí của bạn là được miễn thuế nên việc đóng góp sẽ làm giảm tổng thu nhập bị tính thuế của bạn. Nếu ông chủ của bạn không có phúc lợi hưu trí hay bạn đang làm việc cho chính mình, thì hãy xem xét một hình thức tiết kiệm hưu trí như IRA truyền thống hay Roth IRA. Hãy nghiên cứu những chọn lựa này và thảo luận với một chuyên gia hoạch định tài chính về một kế hoạch tốt nhất dành cho bạn, cho ngân sách và cho việc kinh doanh của bạn.

Họ đặt ra mục tiêu

Những người đặt mục tiêu để mua một món đồ gì đó – cho dù đó là một chiếc xe, cái tivi hay một kì nghỉ gia đình – có khuynh hướng giảm những chi tiêu không cần thiết khi theo đuổi mục tiêu ấy. Trong khi những người tiêu dùng khác sử dụng thẻ tín dụng để mua các món đồ mà họ không thể kham nổi, thì những người tiết kiệm hiệu quả hiếm khi xài tiền mà họ không có.

Lần tới, khi bạn quyết định đầu tư vào một vụ mua sắm lớn, hãy xem lại ngân sách của mình để xem bạn có thể cắt giảm ở khoản nào để dành nhiều tiền hơn cho mục tiêu đó. Bạn cũng có thể tăng thu nhập của mình để đạt được các mục tiêu tiết kiệm nhanh hơn bằng cách nhận thêm việc làm thêm, như viết lách tự do, dắt cho đi dạo hay một việc gì đó có lợi cho kĩ năng nghề nghiệp của bạn.

Họ đều đặn xem lại các chi tiêu

Để tránh xài “quá tay”, những người tiêu dùng có ý thức biết cần phải đều đặn xem lại lãi suất dành cho mọi thứ, từ lãi vay cho đến các chính sách bảo hiểm. Để mắt tới những khoản chi tiêu này và có thay đổi khi lãi suất thấp hơn giúp bảo đảm rằng bạn giữ lại được nhiều hơn trong số tiền mà mình vất vả mới kiếm được để dùng cho các mục đích tiết kiệm hay trả bớt các khoản nợ.

Thêm vào đó, quan trọng là phải đánh giá các dịch vụ, chính sách và những chi tiêu khác có thật sự cần thiết hay không và chắc chắn rằng chúng không phải đang được chi trả chỉ do thói quen. Vì hãy quên đi các chi phí gây thiệt hại cho ngân sách và các mục tiêu tiết kiệm của bạn.

Họ tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp

Tình huống khẩn cấp vốn đã là không ngờ đến và hầu như luôn gây khó chịu về mặt cảm xúc và tài chính. Các quỹ khẩn cấp là thành phần chủ chốt trong “kho vũ khí” của một người tiết kiệm thành công vì chúng không những làm giảm gánh nặng tài chính của những chi phí bất ngờ mà còn giúp giảm sự căng thẳng mà thường đi kèm theo. Không giống như số tiền bạn để dành cho một lần mua sắm cụ thể, quỹ khẩn cấp là để dùng “độc quyền” cho các sự kiện như khủng hoảng gia đình, các vấn đề y tế hay thiên tai. Những người có tiết kiệm dành cho tình huống khẩn cấp tránh được món nợ gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể hồi phục nhanh hơn nhiều so với những người không được chuẩn bị.

Theo Thanh Hải (Trí Thức Trẻ)