Theo truyền thống của người Việt Nam, để có một năm mới tốt lành, an khang thịnh vượng, người ta tránh quét nhà, cho lửa, vay mượn hay trả nợ... vào những ngày Tết Nguyên đán.
Kiêng quét nhà, đổ rác vào 3 ngày tết
Ngày Tết thường có không khí tươi vui, rộn rã. Ảnh: Hoàng Anh. |
Kiêng cho lửa, cho nước đầu năm
Lửa đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cho lửa vào ngày mồng một Tết đồng nghĩa với việc đem may mắn của gia đình đưa hết cho người khác và người trong nhà sẽ gặp nhiều điều không hay trong năm mới.
Tương tự, nước được coi như nguồn tài lộc (tiền vào như nước). Việc cho nước vào ngày đầu năm là điều tối kỵ, vì như vậy là đã đem tài lộc của gia đình cho người khác.
Kiêng vay mượn, cho vay hay trả nợ đầu năm
Việc vay mượn hay trả nợ vào ngày Tết dự báo một năm mới túng thiếu về tiền bạc. Do vậy, mọi người thường cố gắng sắp xếp trả hết các khoản nợ, đồ dùng đã mượn vào những ngày cuối năm, tránh để đầu xuân năm mới bị đòi nợ và gặp điều không may.
Kiêng làm vỡ đồ dùng
Theo quan niệm của người xưa, việc vỡ đồ dùng không chỉ thể hiện điềm báo xấu về khả năng mất tài sản, mà còn có thể là sự rạn nứt, chia lìa của các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè. Người dân thường thận trọng hơn khi sử dụng các đồ dễ vỡ như chén, bát, cốc... trong 3 ngày Tết.
Kiêng tranh cãi, bất hòa
Tranh cãi, bất hòa hay to tiếng vào 3 ngày Tết là điều tối kỵ với người Việt Nam, vì đồng nghĩa với một năm không yên ổn, có nhiều sóng gió trong gia đình. Vào những ngày Tết, mọi người thường cố gắng gạt bỏ mọi bất hòa, cùng vui vẻ sum vầy để có được may mắn, phước lành trong năm mới.
Kiêng đi chúc Tết sáng mùng một
Sáng mùng một Tết, các gia đình thường ở nhà làm cơm cúng và chỉ đi chúc tết khi đã muộn, để tránh trở thành người xông đất của nhà khác. Người dân rất coi trọng người xông đất, cần phải hợp tuổi, thành đạt, tốt tính để đem lại may mắn trong năm mới. Do đó, việc đi chúc Tết quá sớm sẽ khiến bạn có khả năng trở thành người xông đất “bất đắc dĩ’, phá vỡ kế hoạch của chủ nhà.
Kiêng nói chuyện xấu, điều xui