3 tuyệt chiêu sống sót khi nhảy khỏi máy bay mà... dù bị hỏng

12/01/2016 14:01:21

Nhảy dù là môn thể thao khó và mạo hiểm, đòi hỏi sự tập trung cao độ và lòng can đảm. Nhưng khi nhảy ra khỏi máy bay mà dù hỏng, thì cách sau đây có thể giúp bạn may mắn sống sót.

Nhảy dù là môn thể thao khó và mạo hiểm, đòi hỏi sự tập trung cao độ và lòng can đảm. Nhưng khi nhảy ra khỏi máy bay mà dù hỏng, thì cách sau đây có thể giúp bạn may mắn sống sót.

Sẽ là một thời điểm tồi tệ khi bạn thấy mình lơ lửng trong không trung mà không có lấy 1 chiếc dù. Sự thực là bạn đã rơi ra khỏi máy bay và đến lúc nên thực hiện một trong những cách sau đây để có cơ hội sống sót.

Bạn phải cố gắng suy nghĩ thật nhanh. Nếu bạn rơi ra ở độ cao 12.000 feet (khoảng 2 dặm), bạn chỉ có khoảng 60 giây trước khi rơi xuống đất.

Khi rơi tự do, tốc độ rơi của bạn vào khoảng 125 dặm mỗi giờ (mph), nếu bạn dang tay và chân hết mức thì bạn có thể kéo dài thêm đc 0.5 dặm/ phút rơi tự do.
 

Phi đội nhảy dù - ảnh minh họa


1. Nước là thứ đầu tiên bạn nên tìm kiếm
 
Điều đầu tiên cần nghĩ tới là tìm kiếm một khu sông, hồ, thậm chí là bể bơi miễn là có nước. Nếu bạn có thể nhảy vào nước, sự sống cũng là điều chưa chắc chắn nếu nước chưa đủ sâu.

Với tốc độ rơi 125mph, vùng nước có độ sâu 2m sẽ kiến bạn sống sót.
Điều chỉnh cơ thể hướng về phía dòng nước, bạn phải dùng cả tay và chân để điều chỉnh giống như 1 chú chim sải cánh. Biết nhảy dù sẽ là 1 lợi thế lớn trong trường hợp này.
 

Chú ý rằng, đừng nên hoảng loạn, khi hoảng loạn bạn sẽ rơi theo thế bổ nhào khiến vận tốc tăng lên và thời gian còn lại sẽ ít đi.

Khi rơi xuống nước thành công, bạn phải tính đến việc mình lênh đênh trên biển. Lúc đó hãy tìm cho mình một chiếc bè, những mảnh vỡ của máy bay là những thứ lý tưởng.

Sau đó quan sát xung quanh để tìm kiếm một hòn đảo hoặc đất liền.

Có 3 cách xác định:

+ Dòng hải lưu: Nếu thực sự bạn may mắn gặp được nó hãy lập tức nương theo dòng chảy của nó. Cũng dễ đến được hải đảo hay đất liền.

Bất kì dòng hải lưu nào cũng đi qua 1 hoặc nhiều lần những nơi như thế. Đồng thời nó cũng giúp bạn trôi nhanh hơn, không mất sức để bơi hay chèo thuyền.

+ Hướng bay của chim: gần tối, loài chim luôn hướng về phía đất liền, hãy đi theo chúng.

+ Sự di chuyển của các đám mây: đám mây trên biển luôn di chuyển và nơi chúng đứng yên, chỗ đó là hải đảo.

Khi đã đến được một hoang đảo nào đó thì tức là khả năng sống sót của bạn đã tăng lên rất nhiều so với việc trôi dạt trên biển. Trên đảo bạn có thể tìm kiếm được nước uống và thức ăn.

2. Những khu rừng rậm hoặc cây lớn
 
Một người trong Thế chiến II đã sống sót khi nhảy từ máy bay mà không cần một chiếc dù từ độ cao 18.000 feet.
 

Đêm 24/3/1944, chàng trai 21 tuổi Nicholas Stephen Alkemade, khi ấy đang thuộc đội bay hoàng gia Anh, bay trên chiếc Lancaster II có tên “S for Sugar” trở về nhà sau cuộc không kích vào Berlin.

Chiếc “S for Sugar” đột nhiên bị tấn công bởi một máy bay Luftwaffe Junkers Ju 88 night-fighter của Đức. Máy bay của Alkemade bốc cháy, và vượt tầm kiểm soát của phi công, ngọn lửa đã đốt cháy cả những chiếc dù trên máy bay.

Không muốn chết vì ngọn lửa thiêu đốt, hạ sỹ trẻ Alkemade phải nhảy khỏi máy bay ở độ cao gần 5500m mà không có dù.

Bốn trong tổng số 7 thành viên trong phi hành đoàn thiệt mạng. Tuy nhiên, Alkemade đã may mắn thoát chết từ độ cao đó.

Ông đã rơi qua nhiều bụi, nhánh cây thông và vùi mình sâu trong tuyết. Vì vậy, bạn có thể thử tìm kiếm những nơi cây cối um tùm và giữ lấy hy vọng.

3. Nơi có cấu trúc chưa chắc chắn
 

Nhiều nhà dân tại các khu đô thị Việt Nam ưu chuộng sử dụng mái tôn.


Giả thiết rằng khi không có nước hoặc cây, bạn đang rơi xuống một thành phố hiện đại và không thể tìm thấy một hồ bơi nào trên sân thượng.

lựa chọn lúc này của bạn là tìm một thứ gì đó lớn với hy vọng rằng nó sẽ làm giảm áp lực rơi của bản thân.

Ví dụ, đáp xuống một mái tôn mỏng, một tòa nhà gỗ di động hoặc biển quảng cáo lớn của 1 hãng truyền thông nào đó.

Tóm lại, hãy nhanh trí tìm ngay 1 nơi không có kết cấu vững chắc như tường nhà hay mặt đất.

Các vật cản dù tốt đến mấy cũng chỉ hấp thu được 1 phần năng lượng và làm giảm quá trình va chạm nên với cách này sự sống cũng vẫn là một dấu hỏi lớn.

Điểm chung mà những phương pháp này muốn nhắm tới là muốn lực rơi phân bố ra những cấu trúc không quá cứng ở xung quanh, điều này sẽ giúp cho bạn tránh được những thương tổn nghiêm trọng.

Các phương pháp trên đây giúp bạn giữ lại một phần nào đó cơ hội nhưng chúng tôi không khuyên bạn thử nghiệm đâu nhé!
 
Theo Quang Thạch (Soha.vn/Trí thức trẻ)