Khi chào hỏi
Khi chào hỏi, bạn không nên nắm tay người khac quá lâu hay kéo về phía mình, bởi đây là biểu hiện không tôn trọng không gian riêng tư của đối phương. Thay vào đó, bạn nên bắt tay nhanh kèm theo một nụ cười niềm nở. Bên cạnh đó, hành động vỗ vai người khác (ngay cả là người quen) cũng có thể gây khó chịu.
Khi giao tiếp
Hãy luôn đến cuộc hẹn đúng giờ, tốt nhất bạn nên đến đúng hoặc trước giờ đã hẹn 5-10 phút. Nếu đến muộn trong tình huống bất khả kháng, bạn cần gọi điện thông báo và xin lỗi.
Trong cuộc trò chuyện, hãy khen người khác nhiều hơn. Điều đó sẽ làm vừa lòng đối phương cũng như cho thấy khả năng quan sát của bạn.
Khi trên bàn ăn
Nếu bạn được mời cơm cùng một số người không quen, bạn không nên nói chuyện với họ khi chưa được giới thiệu với mọi người. Đặc biệt, hãy chú bàn tay bạn, không nên để tay nên bàn mà nên để tay lên đùi. Ngoài ra, bạn không nên để điện thoại trên bàn để tránh đối phương hiểu lầm bạn không hứng thú với cuộc trò chuyện, thậm chí có thể khiến điện thoại bị vấy bẩn.
Một số nguyên tắc lịch sự khác:
1. Có thể không thích một ai đó, nhưng không có nghĩa bạn có "đặc quyền" được thiếu tôn trọng họ.
2. Khi người phía trước giữ cổng giúp bạn, hãy nhanh chóng bước đến, đưa tay ra giữ, và đừng quên nói cảm ơn.
3. Khi đi qua một con đường chật hẹp, thay vì chen chúc hãy xếp hàng đi theo thứ tự.
4. Khi ăn cơm ở nhà người khác, đừng bỏ dở cơm ở bát hoặc sót lại nhiều hạt cơm.
5. Đừng tùy ý nhìn vào màn hình máy tính của người khác, mà hỏi, “đang làm gì thế”? Nên nhớ, ai cũng có sự riêng tư.
6. Gặp người lớn chào hỏi, nếu bạn đang ngồi, hãy đứng lên và lễ phép chào lại họ.
7. Sau khi ăn xong ở những tiệm ăn nhanh, đừng quên dọn dẹp những đồ thừa ở trên bàn.
Theo Xuân Quỳnh (Khỏe & Đẹp)