Người xưa nói "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", một gia đình có hưng thịnh hay không, không khó để đoán biết.
Nếu trong gia đình có một thành viên có những thói quen xấu, vậy thì gia đình đó không sớm thì muộn cũng sẽ đối mặt với nguy cơ suy bại, gia cảnh sa sút.
Quá trình sa sút này luôn luôn xuất phát từ những việc nhỏ, những thói quen xấu vụn vặt.
Nếu như bạn phát hiện trong gia đình của mình có 2 thói quen xấu sau đây, hãy nhanh chóng loại bỏ, không để chúng hình thành và phát triển mạnh hơn.
Có như vậy, gia đình mới không lâm vào nguy cơ sa sút, lụn bại.
1. Phung phí xa xỉ
Triết gia Sokrates người Hi Lạp cổ đại từng nói: Biết thỏa mãn là tài phú tự nhiên, xa xỉ là sự bần cùng do con người tạo ra.
Người Trung Quốc cổ đại cũng từng nói "xa xỉ tất bại". Con người một khi bị tiêm nhiễm bởi những thói quen xa hoa, cho dù trong nhà có bao nhiêu núi vàng núi bạc, nếu tiêu xài phung phí thì chuyện cạn tiền, hết sạch của cải chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
Trong một gia đình, chỉ cần có một người bị tiêm nhiễm thói quen phung phí, vậy thì nhất định sẽ liên lụy đến cả gia đình, thậm chí là cả dòng họ.
Trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, Giả Phủ sở hữu núi vàng núi bạc khiến người người ngưỡng mộ, nhưng cũng bởi vì có một số người bị tiêm nhiễm những thói quen xa xỉ, cuối cùng mới dẫn đến người thì chết, gia đình thì lụn bại.
Tục ngữ nói, từ đạm bạc đi đến xa hoa thì dễ nhưng từ xa hoa quay về đạm bạc thì rất khó, sự lụn bại của rất nhiều gia đình đều do một từ xa hoa mà ra.
Khi con người đã quen với cuộc sống phung phí xa xỉ, sau khi sống những ngày tháng tiêu tiền như nước sẽ rất khó có thể chấp nhận được cảnh bần hàn túng thiếu.
Hoặc có người cảm thấy xa hoa một hai lần không phải là vấn đề gì lớn, nhưng tích tiểu thành đại, khi xa xỉ trở thành thói quen, đó lại chính là dấu hiệu của một gia đình lụn bại sa sút.
Đối lập với xa xỉ là tiết kiệm, một người dù nghèo nàn hay giàu có, chỉ cần rèn luyện thói quen tiết kiệm, vậy thì cho dù cuộc sống nhìn có vẻ nghèo nàn, nhưng cũng không đến nỗi quá tệ.
Tiết kiệm để tu dưỡng đạo đức, đạo đức có thể xây dựng được thân phận, thân phận đoan chính tất sẽ thành công, thành công nhưng không xa xỉ mới đi được xa.
2. Sống an nhàn
Không khó để nhìn ra sự phung phí xa xỉ và an nhàn là những điều đại kị của một đời người.
Khi một người đã quen với việc sống hưởng thụ, an nhàn sẽ dần không còn suy nghĩ đến việc tiến thân nữa vì đã quen với việc nhàn hạ.
Đây chính là nguồn cơn dẫn đến cảnh gia đình đang từng bước tiến đến đường cùng.
Cuộc sống cũng giống như con thuyền đi ngược lại dòng nước, không cố gắng tiến về phía trước ắt sẽ bị sóng đẩy lùi lại phía sau, những người sống an nhàn cũng vậy, sẽ luôn ở thể bị động, bị xô lại phía sau.
Người thông minh là người hiểu rõ đạo lý: Sống yên ổn nhưng luôn có sự chuẩn bị cho những tình huống bất trắc. Nếu cứ chìm sâu trong cuộc sống an nhàn lâu ngày, một khi gặp phải nguy hiểm khó khăn, thì sẽ không có biết làm thế nào để đối mặt với sự vô thường của đời người.
Đương nhiên, cái gọi là biết đủ, biết hài lòng, vui vẻ lạc quan không giống với an nhàn, vì người sống an nhàn sẽ luôn chấp nhận hoàn cảnh của mình dù có thế nào đi nữa, không bao giờ nghĩ đến việc tiến thân, vươn lên. Còn người biết đủ, họ vẫn sẽ cố gắng và trân trọng những gì mình đã đạt được.
Cuộc đời con người chỉ có không ngừng tiến lên mới có lối ra, chỉ có trong nỗ lực vươn lên, chúng ta mới có thể học được rằng, nên bớt tham vọng, biết thỏa mãn, như vậy mới có thể đạt được hạnh phúc.
Trăn trở, lao khổ có thể giúp đất nước phát triển, còn an nhàn hưởng lạc chỉ có thể khiến con người ta thân bại danh liệt mà thôi.
An nhàn là kẻ thù lớn nhất của đời người, một người quen với an nhàn cũng là lúc gia đình anh ta bắt đầu đi xuống.
Khi một người biết đủ nhưng vẫn có chí tiến thủ, sống yên ổn nhưng luôn nghĩ đến ngày gian nguy, từ bỏ sự xa xỉ để sống khiêm tốn tiết kiệm, gia đình mới có thể hưng thịnh dài lâu.
Theo Khánh An ( Pháp luật & Bạn đọc)