Đồng hành cùng thói quen dưỡng và chăm sóc da của phái đẹp nên công đoạn tẩy tế bào chết cũng cần phải có những lưu ý quan trọng phù hợp với từng hoàn cảnh hay từng môi trường khi nó đang tác động đến da bạn.
* Phân biệt tẩy da chết vật lý và hóa học:
- Tẩy da chết vật lý (hay còn gọi là tẩy da chết cơ học) là phương pháp tẩy da chết thông dụng nhất, sử dụng các loại bột ngũ cốc hoặc các hạt nhỏ (scrubs) để ma sát, lấy đi tế bào da chết trên bề mặt da. Tuy nhiên, việc tẩy tế bào chết vật lý không hoàn toàn hiệu quả 100% do các tế bào chết cứng đầu không dễ gì rời đi khi ma sát, thậm chí có thể gây tổn thương, kích ứng da do bị chà xát nhiều nữa đấy.
- Tẩy da chết hóa học là phương pháp tẩy da chết bằng hóa chất vô cùng hữu hiệu (hơn là tẩy da chết vật lý). Hóa chất tẩy da chết làm mịn da bằng cách hòa tan "chất keo" gắn các tế bào da vào bề mặt của da. Hóa chất cũng có thể tẩy da chết bằng cách tiêu hóa các tế bào. Các axit Hydroxy như Acid Lactic, Salicylic Acid, Glycolic Acid, và các enzyme là một vài ví dụ của hóa chất tẩy da chết.
Da khô
Da khô nên dùng các loại gel tẩy da chết dịu nhẹ. Tẩy da chết sẽ giúp da mềm hơn và thấm lớp dưỡng nhanh hơn. AHA là một sự lựa chọn không tồi cho làn da khô nếu bạn muốn sử dụng tẩy da chết hóa học.
Da dầu
Đây là loại da cần tẩy da chết thường xuyên hơn bởi lớp bã nhờn và lỗ chân lông to chứa rất nhiều bụi bặm, da chết và lớp trang điểm. Việc tẩy da chết đều đặn và kết hợp dùng BHA sẽ đem đến kết quả tốt nhất trên da bạn.
Da nhạy cảm
Với làn da nhạy cảm, việc tẩy da chết nhẹ nhàng và đúng cách còn khiến da bạn khỏe hơn, bởi chúng dễ dàng hấp thụ lớp dưỡng và giúp da bạn khỏe dần lên. Những giải pháp tẩy da chết nhẹ nhàng từ thiên nhiên như trà xanh, mật ong hay yến mạch sẽ phù hợp nhất với bạn.
Da thường
Đặc điểm nổi bật nhất của làn da này đó là sự khỏe mạnh, săn chắc. Da thường sẽ ít gặp các vấn đề về da và rất dễ dàng để chăm sóc. Kết hợp thêm tẩy da chết hóa học và cơ học là cách tốt nhất giữ độ bóng khỏe cho làn da bạn.
Theo A (Helino)