Quan điểm trên trang cá nhân của fashionista Lisa Hoàng Dung |
Nguyên văn đoạn post: “ĐỪNG NGHĨ LÔNG THÚ LÀ TỘI ÁC! Ngồi xếp đồ để đi công tác Hàn Quốc, xếp vào rồi lại bỏ ra mấy cái áo lông. Mùa này bên đó lạnh thấu xương, mình thì lại hay phải đi ra ngoài, nếu không mặc fur thì mặc gì cho đỡ rét? Mà mặc fur thì quá đau đầu với các bạn ác cảm với đồ lông thú. Có bạn comment trên facebook mình với lời lẽ khó nghe, có bạn inbox nói mình khiến cho mình có cảm giác như mình “giết người hàng loạt”, có bạn giáo huấn mình không nên mặc fur vì đó là trách nhiệm định hướng cộng đồng. Mình vốn không thích tranh cãi nên luôn im lặng. Nhưng hôm nay cho phép mình chia sẻ đôi chút ý kiến nhé:
-Mình mặc fur trước tiên vì sức khoẻ mình không tốt như mọi người, mình chịu rét kém. Vì công việc mình lại hay phải đi công tác, nếu không đủ sức khoẻ mình sẽ không làm được việc gì cả.
Đôi khi mặc mấy lớp áo cũng không ấm bằng 1 cái fur, nên mình không có lựa chọn nào khác.
-Các bạn lên án mặc đồ lông thú, mình muốn biết, hàng ngày các bạn có ăn thịt, cá không? Có dùng thắt lưng da và đi giày da không? 2 việc này khác nhau gì không về bản chất đối với việc khai thác da và lông từ các con thú?
-Việc cho các con thú shock điện chết để sau đó lấy lông và việc giết mổ trâu, bò, lợn, gà để ăn có phải cũng giống nhau ở mục đích cuối cùng là khai thác?
-Mỗi năm có khoảng 9 tỉ động vật được giết mổ phục vụ cho việc lấy thịt, chỉ tính riêng ở nước Mỹ. Trong khi đó, số lượng động vật lấy lông phục vụ cho ngành may mặc là khoảng 50 triệu trên toàn thế giới. Vậy tại sao PETA lại quá kỳ công dàn dựng các clip đánh vào ngành công nghiệp fur mà không phải ngành công nghiệp thực phẩm?
-Có phải mọi người nghĩ rằng fur là xa xỉ, còn thịt là nhu cầu thiết yếu hay không? Thực tế chứng minh, con người hoàn toàn có thể sống mà không cần ăn thịt, vậy tại sao mọi người lại coi thịt là thiết yếu? Tại sao lại ănthịt khi nó không cần thiết……
Chắc chắn tranh cãi về fur sẽ không có hồi kết đâu. PETA vẫn tiếp tục dàn dựng các clip man rợ về các fur farms, và fur vẫn tiếp tục lên các sàn diễn thế giới. Cũng như người ta vẫn sẽ giết mổ gia súc để ăn thịt, mặc dù điều đó cũng không hề cần thiết. Và mọi thứ cũng vẫn tồn tại đầy mâu thuẫn như vậy. Có nên chăng, các bên hãy làm theo điều mình tin và muốn, chứ đừng xúc phạm và hạ nhục người khác nếu người ta không làm những điều như mình mong muốn.”
Sau khi stt của Hoàng Dung được đăng lên nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ của các bạn bè cũng như fan hâm mộ theo dõi chị lâu nay, trong đó có thể nhận thấy sự ủng hộ quan điểm này của Hoàng Dung từ quan điểm cá nhân của Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thu Thủy.
Nói về quan điểm sử dụng áo lông thú cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ngã ngũ giữa các nhà mốt, các tín đồ thời trang và các tổ chức bảo vệ động vật. Tuy nhiên, áo lông thú vẫn là một item thời trang được sở hữu cũng như không thể thiếu trong tủ đồ của họ kể từ Nữ hoàng Elizabes, NTK thời trang Victoria Beckham, Diễn viên Củng Lợi…
Nữ hoàng Elizabes với chiếc áo choàng lông thú thể hiện đẳng cấp hoàng gia |
Giới thời trang còn cho rằng, chất liệu từ lông thú chính là đỉnh cao của ngành may mặc và tạo nên xu hướng thời trang đột phá, thể hiện sự sang trọng và tinh tế.
Bà Beck và nữ diễn viên Củng Lợi cũng không ngoại lệ với niềm đam mê này |
Có thể thấy, áo lông thú luôn “được lòng” giới showbiz, nhiều ngôi sao trên thế giới vẫn “thỏa sức” diện chiếc áo xa xỉ này. Coco Chanel - biểu tượng thời trang thế giới không cưỡng được sự cám dỗ, đã thổ lộ rằng "nếu thực sự là một người sành điệu, hãy cố gắng sở hữu lấy một chiếc áo lông thú, dù chỉ một lần duy nhất trong đời…".
Fashionista Lisa Hoàng Dung (Fb: Hoàng Dung) với những chiếc áo lông thú chị yêu thích và sở hữu. Trong đó có chiếc áo Lynx fur của Dennis Basso với giá 120.000$ (khoảng hơn 2 tỉ VNĐ). |