Tỷ phú Elon Musk tiết lộ lý do mua lại Twitter khiến nhiều người phải bất ngờ

29/10/2022 07:38:51

Người đàn ông giàu nhất thế giới Elon Musk chia sẻ việc mua lại Twitter với cái giá 44 tỷ USD là để “giúp đỡ nhân loại”.

Người đàn ông giàu nhất thế giới đã thành công thâu tóm Twitter ngay trước thời hạn tòa án đưa ra, đồng nghĩa với việc vụ kiện lùm xùm giữa Elon Musk và hội đồng quản trị tiền nhiệm của Twitter sẽ không được khởi động trở lại. 

Elon Musk đã có một số kế hoạch lớn cho nền tảng này, bao gồm việc mở rộng những gì người dùng được phép chia sẻ và sa thải hầu hết nhân viên của Twitter. Trước đó vào ngày 27/10, Musk đã đến nền tảng này để cung cấp thêm chi tiết về lý do tại sao anh ấy mua lại Twitter và một số kế hoạch dành cho nó. Trong “tâm thư” gửi tới "Các nhà quảng cáo trên Twitter", vị tỷ phú người Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền tảng, nơi  mà các niềm tin khác nhau có thể được tranh luận một cách lành mạnh mà không cần dùng đến bạo lực. Ông coi Twitter là một "quảng trường kỹ thuật số chung", tuyên bố rằng mạng xã hội luôn đứng trước nguy cơ bị phân cực để phục vụ cho các đảng phái chính trị khác nhau và điều này có thể tiếp tục "chia rẽ xã hội hơn nữa".

Tỷ phú này cũng tham gia vào các tổ chức truyền thông lớn và tin rằng clickbait thúc đẩy những lời lẽ thù hận, chia rẽ và chủ nghĩa cực đoan. Trong tuyên bố của mình, vị tỷ phú nói: "Đó là lý do tại sao tôi mua Twitter. Tôi không làm điều đó vì nó dễ dàng. Tôi không làm điều đó để kiếm nhiều tiền hơn, tôi làm điều đó để giúp đỡ nhân loại." Nhưng dĩ nhiên, Elon Musk là một doanh nhân thành đạt nên không loại trừ khả năng động cơ kinh doanh thực sự nằm ở phía sau việc thâu tóm một trong những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Elon Musk cố gắng thu hút các nhà quảng cáo

z3837511456056_8b35aa1aa7155e5ae78cc9b9dd713167.jpg

Tuyên bố được đưa ra bởi chủ sở hữu mới của Twitter dường như tập trung vào việc bán tầm nhìn của mình về công ty cho các nhà quảng cáo. Sự tồn tại của nền tảng này phụ thuộc vào quảng cáo trả tiền và nếu kế hoạch của Musk hoặc điều gì đó khiến những nhà quảng cáo chùn bước thì toàn bộ liên doanh có thể sẽ trở thành một trong những thất bại tốn kém nhất trong lịch sử kinh doanh. Cha đẻ của Tesla thực sự đánh giá thấp hững gì ông coi là quảng cáo "mức độ liên quan thấp", nhưng lại coi những quảng cáo được nhắm mục tiêu là nội dung hữu ích.

Sau đó, Musk vạch ra kế hoạch của mình để biến Twitter trở thành "nền tảng quảng cáo được tôn trọng nhất trên thế giới", hứa hẹn củng cố thương hiệu và phát triển doanh nghiệp của họ. Musk tin rằng anh ấy không phải người duy nhất có những quan điểm này và tin rằng những quảng cáo bán hàng được nhắm mục tiêu có thể "làm hài lòng, giải trí và cung cấp thông tin" cho mọi người. Ba ví dụ mà anh ấy sử dụng là "phương pháp điều trị y tế", "dịch vụ" và "sản phẩm". Đây không phải là một khái niệm mới, các công ty công nghệ lớn hoạt động dựa trên toàn bộ mô hình "cá nhân hóa quảng cáo" hoặc thu thập dữ liệu của người dùng và sử dụng thông tin đó để bán quảng cáo được nhắm mục tiêu cho các doanh nghiệp khác. Giống như nhiều dịch vụ tương tự, Twitter đã thu thập nhiều dữ liệu về người dùng và sở thích của họ. Kết thúc tuyên bố, một trong những đề xuất gây tranh cãi nhất của Musk cho nền tảng này là tìm thêm những cách khác để khiến Twitter có thể quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. 

Twitter có thể sẽ không trở thành một nền tảng hoàn toàn tự do ngôn luận

z3837511454570_09319e7121eca767ffcc1940076b8b75.jpg

Tỷ phú Elon Musk nhắc lại lập trường của mình rằng các giới hạn về phát ngôn phải tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành. Chủ nhân mới của Twitter cũng đề cập về vấn đề các giới hạn pháp lý một chút bằng cách tuyên bố rằng nền tảng này "rõ ràng không thể trở thành một nơi mà người dùng có thể nói bất cứ điều gì mà không có hậu quả!". Ngoài ra, có thông tin cho rằng Elon Musk muốn Twitter là mạng xã hội chào đón nồng nhiệt tất cả mọi người và tiết lộ khả năng nó sẽ được thiết lập để cho phép người dùng "chọn trải nghiệm mong muốn theo sở thích" của từng người. 

Musk đã nhắc đến một hệ thống hiện đang được sử dụng cho phim và trò chơi để minh họa quan điểm của mình. Điều này có thể cho thấy quyền kiểm duyệt của nền tảng sẽ nằm trong tay người dùng. Mặc dù lệnh cấm vẫn có thể được đưa ra cho các hoạt động bất hợp pháp (hoặc lời nói hợp pháp nhưng cực đoan), người dùng có thể phải điều chỉnh tùy chọn của họ để tránh nhìn thấy lời nói xúc phạm sau đó.

Động thái này rõ ràng là một sự thỏa hiệp so với lập trường mà Musk đã đưa ra cách đây một thời gian, nhưng điều này cũng mang lại lợi ích cho tương lai của Twitter bởi các nhà quảng cáo chính thống có xu hướng tránh các nền tảng lưu trữ nội dung gây tranh cãi nhưng hệ thống tùy chọn có thể cho phép nhiều công ty điều chỉnh quảng cáo của họ cho phù hợp với những người với các quan điểm khác nhau./.

Nổi bật