Trung Quốc chính thức đưa Tôn Ngộ Không trở lại: Phiên bản 'hắc hóa' mới khiến người hâm mộ khen hết lời

05/08/2024 13:49:23

Đánh giá gần đây về hình tượng Tề Thiên Đại Thánh mới phần lớn là khen ngợi, với những mỹ từ như: "tuyệt đẹp đến sững sờ", "vô cùng mượt mà" và "vô cùng thỏa mãn".

Tôn Ngộ Không đã trở lại

Trò chơi điện tử đầu tiên được xếp hạng AAA của Trung Quốc Black Myth: Wukong, lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Tây Du Ký đình đám dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng này sau nhiều năm được fan hâm mộ chờ đón.

Giống như tác phẩm văn học kinh điển từng làm say mê nhiều thế hệ, trò chơi đã vượt qua những khác biệt về văn hóa để đạt được thành công vang dội trên toàn cầu.

Trò chơi nhập vai hành động mới nhất từ Trung Quốc đã đứng đầu bảng xếp hạng "muốn có" của hệ thống phân phối game Steam tại Mỹ và đang có lượng đơn đặt hàng trước ấn tượng. Nhà phát triển Game Science tin tưởng vào sức hấp dẫn lâu dài của nhân vật Tôn Ngộ Không mang tính biểu tượng, kết hợp với cơ chế game mới mẻ.

Trung Quốc chính thức đưa Tôn Ngộ Không trở lại: Phiên bản 'hắc hóa' mới khiến người hâm mộ khen hết lời

Game Science có trụ sở tại Hàng Châu đã dành sáu năm để phát triển Black Myth: Wukong, đây là trò chơi đầu tiên ở Trung Quốc được xếp hạng AAA không chính thức trong ngành - biểu thị cho trò chơi có ngân sách lớn, do đội ngũ kỳ cựu phát triển và được các nhà phát hành nổi tiếng sản xuất, phân phối.

Không phải mọi sự chú ý dồn vào trò chơi đều tích cực, khi một số ý kiến đánh giá trên trang IGN nói về những vấn đề liên quan đến văn hóa nơi làm việc kỳ thị phụ nữ và thiếu các nhân vật nữ trong phiên bản demo.

Đánh giá gần đây của trang web về trò chơi này phần lớn là khen ngợi, với những mỹ từ như: "tuyệt đẹp đến sững sờ", "vô cùng mượt mà" và "vô cùng thỏa mãn". Đáp lại trước những ý kiến trên, nhà sản xuất nói sẽ có phụ nữ trong phiên bản trò chơi cuối cùng.

Bất chấp những quan điểm trái chiều, nhiều người tin tằng nhân vật Tôn Ngộ Không với cây gậy chiến đấu đặc trưng và khả năng biến hóa thần thông sẽ một lần nữa vượt qua rào cản văn hóa, chinh phục đông đảo người chơi toàn cầu.

Sheng Zou, phó giáo sư báo chí tại Đại học Baptist, cho biết mặc dù việc sử dụng lại tác phẩm kinh điển có thể "gây mệt mỏi", nhưng nếu thực hiện tốt, những câu chuyện và nhân vật quen thuộc có thể được tận dụng để thu hút lượng khán giả lớn hơn.

"Mỗi lần thể hiện nhân vật đều thổi luồng sinh khí mới và có nhiều không gian để kể lại câu chuyện cũ và tái tạo nhân vật kinh điển", Zou nhận định.

"Điều này cũng đúng với Black Myth: Wukong, trò chơi sử dụng tác phẩm kinh điển gốc bằng cách lồng ghép giai điệu mới, cảnh hành động mới và cốt truyện mới".

Trung Quốc chính thức đưa Tôn Ngộ Không trở lại: Phiên bản 'hắc hóa' mới khiến người hâm mộ khen hết lời - 1

Cách kể chuyện mới thu hút

Zhang Chi, giảng viên phụ trách quan hệ quốc tế tại Đại học St Andrews ở Scotland, cho biết sự kết hợp giữa đồ họa tiên tiến với biểu tượng cổ xưa mang đến trải nghiệm mới mẻ, ấn tượng về một câu chuyện kinh điển.

"Không có giới hạn nào cho việc một tác phẩm văn học kinh điển có thể được tái hiện trên phương tiện truyền thông; những tác phẩm này là nguồn cảm hứng liên tục, cho phép những người sáng tạo đương đại diễn giải lại và tái tạo thần thoại một cách vô tận", bà nhận định.

Trong khi nhiều người cảm thấy khó chịu vì tình trạng này, những nhân viên Trung Quốc lại gửi lời cảm ơn vì họ được nghỉ làm sớm.

Nhưng theo Zou, khi các sáng tạo của Trung Quốc tiến vào toàn cầu hóa, vẫn chưa rõ liệu các nhà phát triển trong nước có tiếp tục khai thác các khía cạnh mang "tính Trung Hoa" trong quá trình sáng tạo hay không.

"Quan trọng hơn là cách họ có thể bán một câu chuyện hoặc ý tưởng cho những người chơi khao khát cốt truyện thú vị, tính thẩm mỹ hấp dẫn hoặc trải nghiệm trọn vẹn. Thông thường, bạn thấy các sản phẩm truyền thông do Trung Quốc sản xuất được kết hợp với cả yếu tố địa phương và toàn cầu", Zou nói.

"Văn hóa Trung Quốc nói chung được đón nhận nồng nhiệt ở các thị trường phương Tây miễn là nó không bị lồng ghép nhiều thông điệp. Không có bảo đảm thiết yếu nào cho sức hấp dẫn chiến thắng. Thành công phụ thuộc vào cách trình bày tinh tế các yếu tố văn hóa", Zhang cho hay.

Trung Quốc chính thức đưa Tôn Ngộ Không trở lại: Phiên bản 'hắc hóa' mới khiến người hâm mộ khen hết lời - 2

Cao Xuenan, phó giáo sư nghiên cứu văn hóa tại Đại học Trung văn Hương Cảng, cho biết trò chơi và các sản phẩm từ Trung Quốc không phải là trường hợp duy nhất phải đối mặt với những lời chỉ trích xuất phát từ sự không phù hợp với các giá trị văn hóa chính thống của phương Tây.

Theo Cao, âm nhạc từ các quốc gia châu Âu như Serbia và Cộng hòa Séc cũng bị cáo buộc là "thiếu nhạy cảm".

Cao lưu ý rằng các trò chơi được phát triển để thu hút giới trẻ, "vì vậy có lẽ các nhà phát triển không nghĩ nhiều đến những thứ không liên quan khác".

Trong khi công nghệ mới của Mỹ mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, Trung Quốc đã lập tức tung ra cho công chúng sử dụng chỉ trong thời gian ngắn.

Theo Cao, giống như mọi sản phẩm sáng tạo, sẽ có lúc cách diễn giải một tác phẩm kinh điển của Trung Quốc không được hiểu đầy đủ trong những bối cảnh văn hóa khác nhau, và điều đó không hẳn là tồi tệ.

"Đôi khi những hiểu lầm về văn hóa chắc chắn sẽ xảy ra, và đó chính là điều khiến mọi thứ trở nên thú vị".

Cách tiếp cận này, dù cố ý hay vô tình, đã chiếm được cảm tình của nhiều người, thể hiện qua những đánh giá tích cực dành cho Wukong trên các trang web chơi game hàng đầu.

Video Games Chronicle gọi trò chơi này là "điên cuồng, khó nhằn và ấn tượng về mặt hình ảnh", trong khi cây bút Austin Wood của GamesRadar cho biết đây "là một trong những trò chơi hành động nhập vai hay nhất và đẹp nhất mà tôi từng chơi trong nhiều năm".

Theo Mạnh Kiên (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật