Cái lớp màu xanh lá đó là gì?
Cái lớp màu xanh mà chúng ta đang nói đến ở đây gọi là Soldermask, nó là một lớp phủ trên bề mặt của mạch in (cái này mình cũng không biết nên gọi là gì cho chuẩn nhưng Google nó dịch là “mặt nạ hàn”).
Lớp phủ này có những tác dụng chính như sau:
Cách điện giữa chân linh kiện khỏi các đường mạnh gần đó, cái này khá là dễ xảy ra khi hàn thiếc thủ công. Khi thiếc hàn bị tràn ra ngoài mà không có lớp soldermask thì rất dễ nối các đường mạch gần kề lại với nhau.
Cách điện các đường mạnh gần kề. Các mảnh kim loại rơi vào bo mạch, thời tiết ẩm, bụi bẩn rơi vào mo mạch rất dễ gây chập mạch nêu không có soldermask.
Chống oxy hóa cho mạch.
Giúp căn chỉnh linh kiện SMD (linh kiện dán) dễ dàng hơn.
Làm nền cho lớp silkscreen của mạch in.
Cái lớp màu xanh lá đó là gì?
Cái lớp màu xanh mà chúng ta đang nói đến ở đây gọi là Soldermask, nó là một lớp phủ trên bề mặt của mạch in (cái này mình cũng không biết nên gọi là gì cho chuẩn nhưng Google nó dịch là “mặt nạ hàn”).
Lớp soldermask màu xanh lá phổ biến từ khi nào?
Từ năm 60, khi mà linh kiện SMD (linh kiện dán) trở nên phổ biến thì lớp soldermask cũng phổ biến theo. Loại kiện này thường có kích thước nhỏ và được hàn trên bề mặt của bảng mạch (PCB) chứ không có chân cắm xuyên qua như linh kiện cắm. Linh kiện SMD thì thường rất nhỏ, mật độ linh kiện trên bảng mạch cũng ngày một dày đặc hơn khiến cho việc có một lớp phủ chống tràn thiếc hàn trở nên cần thiết.
Ban đầu thì người ta dùng keo AB chịu nhiệt, và chúng có màu nâu trông khá là bết và ghê. Sau này người ta bắt đầu làm soldermask màu xanh lá nhìn dễ chịu hơn. Nhiều năm sau đó và cho đến tận ngày nay thì lớp phủ màu xanh lá vẫn cực kỳ phổ biến trên các bo mạch của đồ điện tử.
Tại sao lại là màu xanh lá?
Màu xanh lá của soldermask đã được chọn trong một cuộc thử nghiệm quy mô lớn của quân đội Mỹ vào năm 1954. Nó tạo được sự tương phản hoàn hảo với mực màu trắng dưới mọi điều kiện bất lợi trong thử nghiệm. Lớp soldermask màu xanh lá dường như đã trở thành một tiêu chuẩn công nghiệp cho đồ điện tử từ vài chục năm qua.
Chúng ta có thể thấy rõ ràng lợi thế của màu sắc này so với những màu khác. Ví dụ như nó có thể làm nổi bật lớp in silkscreen lên để người thợ có thể đọc dễ dàng. Nó cũng tương phản với các đường mạch in bằng đồng bên dưới giúp nó hiện lên rõ ràng hơn.
Các màu khác
Như đã nói bên trên thì lớp soldermask không nhất thiết phải màu xanh. Vẫn có những bo mạch có lớp soldermask màu đỏ, xanh dương, vàng, đen, trắng… Chỉ là chúng không phổ biến và mang tính truyền thống như màu xanh lá thôi.
Mainboard máy tính
Các mẫu mainboard dành cho PC Desktop ngày nay hầu hết cũng không dùng màu xanh lá nữa, các hãng thường thích dùng những màu sắc độc đáo hơn để cho sản phẩm của mình một diện mạo bắt mắt và thu hút người dùng hơn.
Tuy nhiên đối với các mẫu mainboard cho máy trạm vốn không cần phải lộ ra dưới ánh mắt người dùng thì lớp soldermask màu xanh lá vẫn rất phổ biến. Rõ ràng màu xanh lá vẫn là một màu rất tiêu chuẩn cho đồ điện tử, chẳng qua là nhìn nó không được “thời thượng” và không thích hợp để show ra nên người ta mới làm mainboard màu khác thôi.
Duy Anh (Nguoiduatin.vn)