Restart là gì, và tại sao nó lại chữa được bách bệnh trên máy tính?

15/01/2020 08:45:00

Mỗi khi máy tính bạn chạy chậm, hoặc bị lỗi, giải pháp đầu tiên mà hầu hết anh em sẽ thử đó chính là khởi động lại máy (restart/reboot). Hoặc khi bạn gọi điện thoại nhờ kỹ thuật viên hỗ trợ thì khả năng cao họ cũng khuyên bạn khởi động lại máy tính trước khi thử những giải pháp khác.

Restart máy là để chạy lại phần mềm đang bị lỗi

Khi máy tính của bạn bị lỗi, hay chính xác hơn thì đoạn mã (code) mà Windows đang chạy gặp vấn đề, không thể “chạy” tiếp được, thì Windows đành phải khởi động lại máy để chạy lại đoạn mã đó từ đầu, hi vọng rằng lần này mọi chuyện sẽ suôn sẻ.

Restart là gì, và tại sao nó lại chữa được bách bệnh trên máy tính?

Chẳng hạn như một trường hợp kinh điển là máy tính chạy chậm do có một ứng dụng bất ngờ “nổi loạn”, chiếm hết CPU. Lúc này, cách sửa đơn giản nhất là restart máy để “dẹp loạn”, chạy lại ứng dụng từ đầu.

Nôm na thì việc restart sẽ xóa sạch trạng thái hiện tại của phần mềm, tức xóa luôn những đoạn mã đang chạy mà gặp vấn đề, và chạy lại phần mềm đó từ đầu.

“Reset mềm” và “Reset cứng”

Bạn chắc cũng từng nghe qua “soft reset” (“reset mềm”) và “hard reset” (“reset cứng”). Hiểu nôm na thì “soft reset” nghĩa là restart máy theo cách thông thường, tức tắt máy mở lại. Còn “hard reset” là khôi phục máy về trạng thái ban đầu, y như lúc mới “ra lò” (hay còn gọi là factory reset).

Cả 2 cách này đều có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Chẳng hạn như máy bạn bị nhiễm virus, restart sẽ không thể giải quyết được vấn đề vì nó nằm trong tập tin trên ổ cứng luôn rồi, cứ khởi động lên là nó tự động được kích hoạt.

Reset máy tính, dù “mềm” hay “cứng”, sẽ xóa sạch trạng thái hiện tại của phần mềm (hệ điều hành cũng là một dạng phần mềm nhé), kể cả những lỗi mà phần mềm đó gặp phải, xong rồi cho nó chạy lại từ đầu như bình thường.

Duy Anh (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật