Những sản phẩm có thiết kế ‘lạ đời’ nhất của Apple

25/01/2022 09:00:00

Apple luôn nhấn mạnh về chiều sâu trong các thiết kế sản phẩm của mình, nhưng đôi khi chính điều này lại khiến người dùng phải ‘bật ngửa’.

Chuột Magic Mouse 2

Apple ra mắt chuột Magic Mouse 2 vào năm 2015 với bề mặt cảm ứng có thể nhận dạng các thao tác vuốt và cử chỉ cũng như nhấp chuột. Sản phẩm này được coi như một hình mẫu về thiết kế của Apple với thiết kế đường cong bóng bẩy và bề mặt trên liền mạch.

Nhưng tất cả thay đổi khi bạn sạc nó. Apple đặt cổng sạc ở mặt dưới của Magic Mouse 2, có nghĩa là những phần thiết kế tuyệt đẹp ở trên bị lật ngược xuống khi sạc, điều này vừa bất tiện lại vừa trông kém thẩm mỹ.

Những sản phẩm có thiết kế ‘lạ đời’ nhất của Apple
Thiết kế gây bất tiện khi sử dụng của Chuột Magic Mouse 2

Không biết vì lý do gì khiến Apple đưa ra ý tưởng thiết kế này, trong khi hãng có thể đặt cổng sạc ở cạnh trước của chuột, giống như hầu hết các loại chuột có dây và không dây khác, điều này sẽ cho phép người dùng vừa sạc vừa sử dụng chuột.

Bút cảm ứng Apple Pencil 1

Bút cảm ứng Apple Pencil 1 được phát hành cùng năm với chuột Magic Mouse 2. Apple đã thiết kế một cổng sạc ở đầu trên bút để có thể cắm vào iPad sạc pin. Tốc độ sạc khá nhanh, cung cấp khoảng 30 phút sử dụng pin sau khi được cắm chỉ trong 15 giây. Nghe có vẻ không có vấn đề gì, nhưng dường như Apple chưa tính đến thiệt hại tiềm ẩn có thể gây ra cho cả hai thiết bị nếu bạn vô tình đè vật gì đó lên bút cảm ứng khi nó đang sạc.  

Những sản phẩm có thiết kế ‘lạ đời’ nhất của Apple - 1
Bút cảm ứng Apple Pencil 1 khi cắm sạc vào iPad

Hơn nữa, khi ‌Apple Pencil‌ được cắm và sạc, bạn rõ ràng không thể sạc ‌iPad‌ của mình và không thể dùng nó theo chiều dọc. May mắn rằng Apple đã áp dụng sạc từ tính cho phiên bản ‌Apple Pencil‌ 2.

Túi đựng Airpods Max

AirPods Max là chiếc tai nghe trùm qua đầu (over-ear) đầu tiên và duy nhất của Apple ra mắt vào năm 2021. Nhưng những bàn tán về túi đựng (Smart Case) đi kèm còn nhiều hơn chiếc tai nghe.

Những sản phẩm có thiết kế ‘lạ đời’ nhất của Apple - 2
Thiết kế dễ gây hiểu lầm của túi đựng Airpods Max

Apple cho biết thiết kế để túi đựng này đưa ‌AirPods Max‌ vào trạng thái năng lượng cực thấp giúp tiết kiệm pin khi không sử dụng. Về mặt tính năng rất hữu ích, nhưng về ngoài của chiếc túi được cho là phần hơi kỳ lạ, kích thích những liên tưởng nhạy cảm.

Smart Case nhanh chóng tạo ra một cơn bão ảnh chế, khi nó được so sánh với tất cả các hình ảnh từ túi xách đến nội y và thậm chí cả các bộ phận cơ thể. Hầu hết đều đồng ý rằng Apple dường như đã bỏ qua tính ứng dụng khi di chuyển với thiết kế này.

Bạn sẽ nghĩ rằng một chiếc túi đi kèm với một cặp tai nghe cao cấp giúp bảo vệ chúng khi bỏ vào ba lô, nhưng với Smart Case của Apple thì điều này dường như phản tác dụng. Việc chất liệu vỏ túi thiếu độ che phủ khiến tai nghe dễ bị trầy xước hơn, ngoài ra túi cũng dễ bị bám bẩn và không có tác dụng đối với các hộp đựng cứng đi kèm với hầu hết các bộ tai nghe cao cấp khác.

Bàn phím cánh bướm

Bàn phím cánh bướm (Butterfly Keyboard) là bàn phím mà các phím bấm được thiết kế dùng đến một khớp nối nhỏ ở chính giữa thay vì dạng cắt kéo như bình thường, giúp kết cấu phím mỏng hơn, gõ êm hơn nhưng không có cảm giác bị hụt tay. Tuy nhiên ý tưởng này của “táo khuyết” lại nhận được nhiều sự phẫn nộ.

Tất cả các bàn phím cánh bướm trong các mẫu MacBook Pro, MacBook Air được giới thiệu từ năm 2016 đến 2019 đều không có độ bền tốt vì các thiết bị chuyển mạch mỏng manh làm cho bàn phím dễ vỡ. Điều khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn là cấu tạo MacBook của Apple, nếu có một phím bị hỏng, sẽ phải tháo rời toàn bộ máy để sửa chữa.

Apple đã cố gắng khắc phục bằng việc điều chỉnh cơ chế bàn phím cho các phiên bản thế hệ sau, tuy nhiên các phím bị hỏng vẫn tiếp tục được báo cáo. Vào tháng 5 năm 2018, một loạt các vụ kiện tập thể đã được đưa ra chống lại Apple do hãng từ chối bảo hành và sửa chữa bàn phím cánh bướm miễn phí khi bị hỏng.

Người dùng Mac đã thở phào nhẹ nhõm khi Apple trình làng MacBook Pro 16 inch 2019 với bàn phím Magic được thiết kế lại với kết cấu cắt kéo, sâu 1mm, với các phím mũi tên sắp xếp theo hình chữ “T” ngược và phím Escape vật lý bên cạnh Touch Bar.

Mac Pro 2013

Mac Pro là dòng máy tính để bàn cao cấp nhất của Apple. Mac Pro 2013 hay còn gọi là Mac Pro “thùng rác” với hình dáng trụ tròn đen bóng nhỏ gọn, bắt mắt thay vì dạng mô-đun, nó được thiết kế thông minh để cải thiện khả năng tản nhiệt nhưng điều đó có nghĩa là phải mở rộng các cổng Thunderbolt 2 lấy đi không gian cho việc nâng cấp. Hầu hết các chuyên gia sáng tạo trong các ngành thiết kế không hài lòng với việc thiếu khe cắm để nâng cấp các đồ họa và thêm bộ nhớ.

Những sản phẩm có thiết kế ‘lạ đời’ nhất của Apple - 3
Mac Pro 2013 với hình dáng trụ tròn đen

Năm 2017, Apple đã xin lỗi người dùng và thừa nhận rằng thiết kế của Mac Pro 2013 không hề tối ưu. Để khắc phục tình trạng này, Apple đã hứa hẹn một hệ thống ‌Mac Pro‌ mô-đun mới giống với thiết kế “máy bào pho-mát” truyền thống của hãng. Lần này Apple đã thực hiện đúng lời hứa của mình và "thùng rác" ‌Mac Pro‌ đã được đưa thay thế bằng phiên bản Mac Pro 2019.

Điều khiển Siri

Điều khiển Siri được sử dụng để điều khiển Apple TV, có chuột cảm ứng để phản hồi các thao tác vuốt và cử chỉ để điều hướng và các nút bấm tùy chỉnh bên dưới. Nó thậm chí còn có một gia tốc kế và gấp đôi như một bộ điều khiển trò chơi.

Những sản phẩm có thiết kế ‘lạ đời’ nhất của Apple - 4
Điều khiển Siri được sử dụng để điều khiển Apple TV

Nhưng trên thực tế, điều khiển từ xa của Apple quá nhỏ và quá mỏng đến nỗi khiến cho bàn tay của bạn trông to đến mức đáng lo ngại và dễ bị lọt xuống mặt sau của ghế sofa. Thêm vào đó là bố cục nút không trực quan, người dùng dễ dàng bấm nhầm nút ‌Siri‌ để quay lại menu. Hơn nữa điều khiển chỉ có màu đen và không có đèn, khiến bạn không thể phân biệt được các nút bấm hay đầu điều khiển trong điều kiện ánh sáng yếu.

Theo Hương Dung (VietNamNet)