Nhìn từ vụ việc nam sinh lớp 12 quay lén, tống tiền cô giáo: Hiểm họa từ việc camera giấu kín được rao bán tràn lan

19/06/2021 08:30:00

Camera giấu kín luôn là nỗi sợ của nhiều người, và hành vi mua bán, sử dụng camera tràn lan là vi phạm pháp luật.

Những ngày gần đây cả xã hội xôn xao trước việc một nam sinh lớp 12 của Trường THPT Mỹ Lộc (Nam Định) đã đặt máy quay lén trong nhà vệ sinh chung của nhà trường và dùng những hình ảnh quay được để tống tiền.

Theo khai báo, đối tượng đã đặt mua camera mini trên mạng xã hội, sau đó cài đặt trong nhà vệ sinh của giáo viên nhằm quay lại hình ảnh nhạy cảm để tống tiền. Sau khi có được hình ảnh, nam sinh này lập tài khoản Facebook ảo có tên là "Huyền Trần" để gửi những hình ảnh nhạy cảm tới tài khoản 2 cô giáo bị quay lén, yêu cầu mỗi người phải đưa 10 triệu đồng.

Nhìn từ vụ việc nam sinh lớp 12 quay lén, tống tiền cô giáo: Hiểm họa từ việc camera giấu kín được rao bán tràn lan
Hình ảnh minh hoạ

Đây không phải là lần đầu tiên tình trạng quay lén được diễn ra. Vào khoảng cuối năm ngoái, MXH cũng từng chấn động sau khi một vụ việc một đồng nghiệp gắn camera quay lén trong nhà vệ sinh nữ.

Nhìn từ vụ việc nam sinh lớp 12 quay lén, tống tiền cô giáo: Hiểm họa từ việc camera giấu kín được rao bán tràn lan - 1
Vụ việc gây chấn động vào cuối năm 2020

Theo quy định, việc mua bán các loại camera giấu kín, theo quy định pháp luật, phải có sự quản lý của Nhà nước. Chỉ có các cơ quan tổ chức đăng ký kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt này thì mới được phép kinh doanh và chỉ có các cơ quan tổ chức có chức năng nhiệm vụ điều tra, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ công thì mới được phép sử dụng.

Mua bán sử dụng thiết bị camera giấu kín có thể là hành vi vi phạm pháp luật:

Tuy nhiên, theo tìm hiểu mỗi chúng ta đều dễ dàng mua bán camera giấu kín này từ các trang web với mức giá chỉ vài trăm ngàn đồng.

Nhìn từ vụ việc nam sinh lớp 12 quay lén, tống tiền cô giáo: Hiểm họa từ việc camera giấu kín được rao bán tràn lan - 2
Camera giấu kín được bán tràn lan

Trích đoạn Luật sư (LS) Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Hà Nội) trao đổi với báo Dân trí cho biết: "Theo khoản 5 điều 11 của Nghị định 66/2017 quy định, chỉ được bán thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình cho đối tượng được pháp luật cho phép sử dụng biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật gồm: Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật theo điều kiện, thẩm quyền, thủ tục về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt do bộ luật tố tụng hình sự quy định".

Nghị định cấm việc "tồn trữ, cho thuê"... thiết bị. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh và thành lập, cấp phép, đăng ký, quản lý hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị đều bị điều chỉnh bởi Nghị định này.

Việc tổ chức, cá nhân mua bán, sử dụng trái phép thiết bị ghi âm ghi hình ngụy trang này tùy vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Hạnh Koy (Trí Thức Trẻ)